| Hotline: 0983.970.780

1 ha hồi cho thu nhập 400 triệu đồng/năm

Thứ Ba 16/04/2024 , 09:42 (GMT+7)

BẮC KẠN Giá bán khoảng 30.000đ/kg, có những năm đỉnh điểm lên tới 70.000đ/kg, cây hồi đem lại thu nhập cao, trở thành cây giảm nghèo, làm giàu của nhiều nông hộ ở tỉnh Bắc Kạn.

Cây hồi ở tỉnh Bắc Kạn chủ yếu trồng ở sườn đồi, nơi đất có độ dốc cao. Ảnh: Đình Hợi. 

Cây hồi ở tỉnh Bắc Kạn chủ yếu trồng ở sườn đồi, nơi đất có độ dốc cao. Ảnh: Đình Hợi. 

Cây hồi được trồng nhiều ở các huyện Chợ Mới, Na Rì, Bạch Thông của tỉnh Bắc Kạn với diện tích khoảng 5.000ha. Cây hồi tại Bắc Kạn cũng trải qua nhiều thăng trầm, có những thời điểm hoa hồi rớt giá thê thảm, nhiều hộ đã chặt bỏ.

Những năm gần đây, nhu cầu thị trường tăng cao, cây hồi ở Bắc Kạn hồi sinh, trở thành cây chủ lực trong phát triển nông lâm nghiệp, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Những ngày này, dọc theo con đường mới mở từ UBND xã Sỹ Bình (huyện Bạch Thông) vào đến những chân đồi hồi xanh ngát, không khó để bắt gặp cảnh người dân đang thu hoạch hồi. Từ xa, chúng tôi đã thấy những phụ nữ đang vắt vẻo trên ngọn cây hái hoa hồi.

Chị Triệu Thị Tiên về làm dâu tại xã Sỹ Bình đã được 14 năm, đó cũng là khoảng thời gian chị gắn bó với cây hồi. Gia đình có vườn hồi trồng từ thời ông bà nên cây đã cao đến hai chục mét. Mỗi vụ thu hoạch hồi, dù thân con gái leo trèo vất vả nhưng bù lại chị Tiên có nguồn thu nhập ổn định.

“Gia đình có gần 1ha cây hồi, phần lớn đã cho thu hoạch nhiều năm nay, có hàng trăm cây đã hơn 30 năm tuổi. Những cây đã trồng lâu năm cho từ 30 đến 40kg hoa hồi, với giá bán hiện nay khoảng 30.000đ/kg, mỗi vụ gia đình tôi thu về hơn 200 triệu đồng", chị Tiên hồ hởi.

Cây hồi đã giúp nhiều người dân ở Bắc Kạn có thu nhập ổn định. Ảnh: Đình Hợi.

Cây hồi đã giúp nhiều người dân ở Bắc Kạn có thu nhập ổn định. Ảnh: Đình Hợi.

Cách đó không xa, vườn hồi của ông Nông Đức Diện cũng đang trong thời gian thu hoạch. Đến đây, chúng tôi được chiêm ngưỡng cây hồi gần 100 năm tuổi. Dù đang tất bật hái hồi, nhưng khi được hỏi về cây hồi này, ông Diện phấn khởi giới thiệu: “Cây hồi này để nói chính xác năm nào trồng thì cũng không biết được, từ khi còn nhỏ được ông nội kể lại rằng từ đời cụ cũng đã dẫn ông đi hái hoa hồi ở cây này nên tính ra đến bầy giờ ít nhất cũng đã gần 100 tuổi”, ông Diện chia sẻ.

Với những cây hồi cổ thụ, mỗi năm có thể cho thu hoạch 2 tạ hoa hồi, những vụ thời tiết diễn biến bất thường sản lượng thu hoạch có giảm nhưng cũng đạt trên một tạ hoa.

Ông Diện cho biết, trước đây hoa hồi không được giá như bây giờ, nhưng cũng là nguồn thu nhập thường xuyên giúp gia đình có tiền mua thức ăn, lo cái mặc cho con cái nên người dân ở đây vẫn chăm sóc đến tận bây giờ. 

Với diện tích gần 1ha cây hồi, vào vụ thu hoạch, mỗi ngày ông Diện thu được 70kg hoa hồi, với giá bán khoảng hơn 20.000đ/kg như hiện nay, mỗi ngày gia đình thu được gần 2 triệu đồng. Đây là thu nhập không hề nhỏ đối với những gia đình ở nông thôn.

Ông Ma Văn Toản, Phó Chủ tịch UBND xã Sỹ Bình (huyện Bạch Thông) cho biết, hiện nay xã có khoảng 300ha cây hồi, trong đó 250ha đã cho thu hoạch. Thời gian qua, xã đã tích cực tuyên truyền người dân chăm sóc diện tích rừng hồi hiện có, trồng thêm ở những nơi đất bỏ hoang, trồng thay thế các cây già cỗi để mở rộng thêm diện tích.

Ông Nông Đức Diện (xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông) bên cây hồi gần 100 năm tuổi của gia đình. Ảnh: Đình Hợi. 

Ông Nông Đức Diện (xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông) bên cây hồi gần 100 năm tuổi của gia đình. Ảnh: Đình Hợi. 

Những năm gần đây, giá bán hoa hồi ở Bắc Kạn liên tục ở mức cao, từ 30.000 đến 40.000đ/kg, có năm đỉnh điểm lên tới 70.000đ/kg.

Cây hồi trồng sau 8 năm bắt đầu cho thu hoạch, từ năm thứ 10 trở đi 1ha cây hồi có thể cho thu nhập lên tới 400 triệu đồng/năm. Do là cây lâu năm nên từ lúc bắt đầu có hoa, cây hồi có thể cho thu hoạch liên tục hàng chục năm tiếp theo.

Hiện nay, sản lượng hoa hồi của tỉnh Bắc Kạn khá lớn nhưng bà con chủ yếu vẫn bán cho tư thương nên giá cả bấp bênh. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện chưa có nhà máy chế biến hoa hồi nên giá trị chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, hiện nay tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hoa hồi thành những sản phẩm như tinh dầu hồi, hồi sấy khô...

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm