| Hotline: 0983.970.780

128 cá thể voọc chà vá xuất hiện tại Bạch Mã

Thứ Hai 15/03/2021 , 13:03 (GMT+7)

Vườn quốc gia Bạch Mã ghi nhận sự xuất hiện của 12 đàn voọc chà vá chân nâu (voọc ngũ sắc) với khoảng 128 cá thể liên tục xuất hiện.

Thời gian qua, Vườn quốc gia Bạch Mã đã ghi nhận sự xuất hiện của 12 đàn voọc chà vá chân nâu (voọc ngũ sắc) với khoảng 128 cá thể liên tục xuất hiện tại rừng Bạch Mã (tại địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế) để kiếm ăn.

Vườn quốc gia Bạch Mã có diện tích gần 37,5 nghìn ha được bao phủ bởi hai kiểu rừng, là rừng kín lá thường xanh mưa nhiệt đới và á nhiệt đới. Núi Bạch Mã nằm giữa Trung tâm Vườn Quốc gia Bạch Mã có độ cao 1.400 m so với mặt nước biển, là nơi lý tưởng cho loài voọc chà vá chân nâu tìm đến trú ngụ và sinh sống.

Đàn vọoc xuất hiện tại Vườn quốc gia Bạch Mã. Ảnh: Vườn quốc gia Bạch Mã

Đàn vọoc xuất hiện tại Vườn quốc gia Bạch Mã. Ảnh: Vườn quốc gia Bạch Mã

Qua các cuộc khảo sát, chương trình bẫy ảnh ghi nhận, tại Vườn quốc gia Bạch Mã có trên 1.700 loài động vật hoang dã, chiếm 7% tổng số loài động vật hoang dã trên cả nước. Trong số đó có đến 69 loài động vật quý, hiếm đưa vào Sách Đỏ Thế giới và Việt Nam, như sói lửa, cầy mực, báo hoa mai, sao la, gà lôi lam mào trắng và 15 loài đặc hữu của Việt Nam...

Một thời gian dài, do tác động của con người, nên số lượng cá thể voọc chà vá chân nâu xuất hiện tại núi Bạch Mã giảm đáng kể. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các hoạt động bảo tồn, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã có nhiều chuyển biến tích cực.

Ông Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã cho biết, hiện có 12 đàn Voọc với 128 cá thể voọc chà vá chân nâu, trong đó riêng núi Bạch Mã có 6 đàn với hơn 85 con. “Đàn vọọc chỉ mới quay lại núi 3 – 4 năm nay, cho thấy sinh cảnh tại Vườn Quốc gia Bạch Mã đang được quản lý, bảo vệ an toàn”, ông Linh nói.

Ông Linh cho biết, Vườn thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra rừng, với thời gian dài. Tại các cửa, lối ra vào rừng được chốt chặn, phát hiện, xua đuổi kịp thời các đối tượng nghi vào rừng săn bẫy động vật hoang dã. Cán bộ kiểm lâm cũng thường xuyên tổ chức gỡ hàng ngàn bẫy thú rừng.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm