| Hotline: 0983.970.780

15.800 tỷ USD, thiệt hại dự báo do Covid-19

Thứ Tư 11/08/2021 , 16:58 (GMT+7)

8.100-15.800 tỷ US, đó là dự báo của một nhóm nghiên cứu từ Đại học Boston (Mỹ) đưa ra về thiệt hại khủng khiếp do Covid-19.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tính đến tháng 3/2021, 168 triệu trẻ em trên thế giới không hề được đến trường trong suốt 1 năm đại dịch trước đó. Ảnh: UNICEF.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tính đến tháng 3/2021, 168 triệu trẻ em trên thế giới không hề được đến trường trong suốt 1 năm đại dịch trước đó. Ảnh: UNICEF.

Làm một phép so sánh đơn giản, chi phí để ngăn ngừa dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất có thể cũng chỉ tốn kém đến 30 tỷ USD trên toàn cầu.

Lý giải cho tính toán có độ vênh đến 500 lần như thế, nhóm nghiên cứu Đại học Boston nói rằng, họ gộp cả thiệt hại kinh tế trực tiếp, xê dịch lực lượng lao động toàn cầu và mất mát gián tiếp từ số lượng tử vong do dịch bệnh mà đến nay đã vượt 4,3 triệu người.

8 lần “Ngày tận thế”

Thực ra, các đánh giá đều thừa nhận các con số đều có lý nhưng cũng không đảm bảo độ xác thực hoàn toàn. Trên nền tảng thương mại trực tuyến IG, mức sụt giảm GDP toàn cầu năm 2020 đến nay vẫn chưa được cập nhật mới, dừng ở mức 5,2%, từ 89.940 tỷ USD xuống còn 83.190 tỷ USD. Khoảng 6.750 bị quét bay ngang tổng GDP của 2 ông lớn châu Âu là Pháp và Đức.

Khi đại dịch qua đi, kinh tế thế giới sẽ hồi sức từ một cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu mà từ Thế chiến thứ 2 đến giờ chưa từng xảy ra và nếu so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 thì quy mô ít ra cũng là gấp 3 lần.

Lấy Mỹ làm một ví dụ. Từ một góc độ tính toán khác, Tạp chí Hội Y khoa Hoa Kỳ ước rằng thiệt hại của riêng nước Mỹ là 16.000 tỷ USD. Có lẽ chưa ai mường tượng ra con số khủng khiếp đến thế, và nhóm tác giả khi công bố đã cẩn thận ghi chú “quan điểm cá nhân, chưa có phản biện”. Nói vậy nhưng cũng khó không đáng tin, vì nó được chắp bút bởi cựu Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers và chuyên gia kinh tế David Cutler từ Đại học Harvard.

Nhóm tác giả cũng chọn phương thức tính thiệt hại giả định từ số lượng tử vong cao tác động đến phát triển kinh tế đi kém với giả định dịch còn tồn tại hết thập niên này.

Vậy 16.000 tỷ USD của nhóm này lấy từ đâu?

Nó gồm 2.600 tỷ USD chi phí y tế cho hàng triệu người khỏi bệnh Covid-19 nhưng bị di chứng lâu dài, đi kèm 1.600 tỷ USD tiền thăm khám tâm lý. Nhóm tác giả cũng đánh giá sản lượng kinh tế sụt giảm ở mức 7.600 USD...

Và nếu muốn ngăn ngừa đại dịch kéo dài sang năm kế tiếp thì nếu Mỹ đầu tư 100 tỷ USD để xét nghiệm toàn dân, họ có thể cứu được trên 230.000 sinh mạng kèm theo giảm được thiệt hại cho ngân sách đến 3.000 tỷ USD.

UNCTAD, một tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc có nhánh thành viên là Trung tâm Toàn cầu hóa và Chiến lược Phát triển. Kozul-Wright - giám đốc Trung tâm cho biết, thuật ngữ “Ngày tận thế” được dùng cho kịch bản kinh tế thế giới chỉ còn tăng trưởng 0,5% và GDP toàn cầu sụt giảm 2.000 tỷ USD. Theo chuẩn UNCTAD, dự báo từ Đại học Boston trầm trọng hơn “Ngày tận thế” tận 8 lần.

Lại từ một khía cạnh khác, một tính toán đăng trên tờ Evening Standard (Anh) gần đây cho biết, đại dịch Covid-19 đã thổi bay 346 tỷ giờ làm của thế giới trong nửa đầu năm 2020, tương đương với 555 triệu việc làm toàn thời gian.

Con số u ám còn nhiều, nhưng không hẳn ai cũng chỉ nghĩ đến chúng. Gerard Lyons - kinh tế gia trưởng của tổ chức Netwealth cho rằng kinh tế rồi sẽ sớm trở lại quỹ đạo tăng trưởng, duy có việc làm sẽ phải mất nhiều năm mới phục hồi do nhu cầu tái cơ cấu hậu đại dịch.

Steve Hanke, giáo sư kinh tế ứng dụng tại Đại học John Hopkins lại nhìn thấy khả năng phục hồi hình chữ V và khởi động trọn vẹn từ cuối năm 2022. Giáo sư Hanke dự báo “chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ là lĩnh vực cần cơ cấu lại mạnh nhất do đứt gãy quá trầm trọng và không thể trở lại như cũ”.

Phong tỏa gây thiệt hại ra sao?

Ấn Độ đã trải qua 2 làn sóng dịch với lần thứ hai đúng nghĩa tàn khốc. Ngoài sinh mạng bị cướp đi, lệnh giới nghiêm ban đêm và phong tỏa xã hội ở hầu khắp các trung tâm kinh tế trọng điểm đã gây thiệt hại 1,25 tỷ USD mỗi tuần, theo số liệu được ngân hàng Barclays (Anh) công bố hôm 12/4.

Vũ Hán (Trung Quốc), nơi khởi phát đại dịch Covid-19 cũng là nơi đầu tiên trên thế giới trải qua những ngày phong tỏa tuyệt đối.

Một thống kê theo tháng đăng trên tờ Nature hồi tháng 7/2020 cho thấy, chi phí cho hệ thống chăm sóc y tế để chống dịch là 4,5 tỷ nhân dân tệ; tổn hại về tinh thần quy ra tiền là 114,5 tỷ nhân dân tệ; tổn thất trực tiếp khối kinh tế công vào khoảng 21,6 tỷ nhân dân tệ và gián tiếp là 36,3 tỷ nhân dân tệ. Như vậy, trong 1 tháng tổng thiệt hại cho Vũ Hán vào khoảng 177 tỷ nhân dân tệ, tức tương đương khoảng 600.000 tỷ đồng.

Australia là một trong những nước thực thi lệnh phong tỏa dài nhất thế giới. Sydney, thành phố lớn nhất nước và là thủ phủ New South Wales đã bước sang tuần phong tỏa thứ 8 với thiệt hại kinh tế được cho là khoảng 150 triệu USD mỗi ngày.

Melbourne - thành phố lớn thứ 2 Australia cũng đã qua 2 tuần phong tỏa với thiệt hại 125 triệu USD mỗi ngày. Cả 2 cùng với thành phố lớn thứ 3 là Brisbane đã trải qua những ngày thực thi phong tỏa cứng, đi kèm dự báo là sẽ kéo nền kinh tế 1.500 tỷ USD của Australia rơi vào suy thoái năm thứ 2 liên tiếp.

Theo tạp chí Y khoa Toàn cầu BMJ (Anh), “chỉ số sụt giảm tuổi thọ” của người Australia là 0,02, tức tính bình quân thì một người sẽ mất 7 năm tuổi thọ do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Với người New Zealand, chỉ số 0,01 thì một người bị giảm 4 ngày tuổi thọ, với người Ấn Độ là gần 15 ngày và người Peru thì tận 25 ngày.

Vẫn theo IG, các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, EU chịu thiệt hại lớn nhất với sụt giảm tăng trưởng bình quân 7%, còn các nền kinh tế đang phát triển có mức giảm bình quân 2,5%. IG dự báo 92% số nước và nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2021.

    Tags:
Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.