| Hotline: 0983.970.780

1.800 tỷ USD để thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Năm 12/09/2019 , 14:29 (GMT+7)

Một nhóm 34 các nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế và khoa học thuộc tổ tư vấn của Ủy ban toàn cầu về thích ứng biến đổi khí hậu gọi số tiền đó là khoản đầu tư siêu lợi nhuận, “bỏ 1 đồng thu 4 đồng”, bởi có từng đấy số tiền thì chỉ trong vòng 1 thập kỷ kế tiếp thế giới sẽ hưởng khoản lợi nhuận hơn 7.000 tỷ USD.

5 trụ cột

Đứng đầu Ủy ban này là những người nổi tiếng, gồm cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cùng Giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới Kristalina Georgieva và tỷ phú sáng lập hãng 

Cải tạo, trồng rừng ngập mặn là nỗ lực giảm thiểu tác hại do biến đổi khí hậu.

Microsoft Bill Gates. Xác định 5 trụ cột để thích ứng thân thiện với biến đổi khí hậu, Ủy ban nhấn mạnh rằng các nước giàu có cần có thêm những cam kết đạo đức lẫn tài chính để thực hiện các mục tiêu đảm bảo sự bền vững lẫn thịnh vượng chung.

Được giới thiệu dưới góc nhìn đậm chất kinh tế, rằng có chi phí sẽ sinh lợi nhuận, báo cáo của tổ tư vấn đánh giá những quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất từ tình trạng biến đổi khí hậu lại giữ vai trò ít nhất gây ra những hệ lụy này. Họ khuyến nghị cộng đồng thế giới phải đưa được vấn đề biến đổi khí hậu thâm nhập tất cả các nghị trình chính trị, xác định rõ mục tiêu và ấn định được cam kết tài chính. 5 nội dung trụ cột để ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu gồm:

- Hệ thống cảnh báo: Tại các khu vực duyên hải, đặc biệt đảo nhỏ giữa biển, hệ thống cảnh báo sớm mưa bão, thủy triều cao hay các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể cứu sống nhiều mạng người. Một dự án thí điểm cho cộng đồng ngư dân quần đảo Cook (nhóm 15 đảo trên Thái Bình dương tự trị trong liên minh với New Zealand) cung cấp hệ thống quan sát thời tiết và ứng dụng trên thiết bị thông minh đã giúp họ xác định tốt hơn điều kiện đánh bắt để đem lại lợi ích kinh tế cao nhất.

- Hạ tầng: Làm đường, nhà ở, cầu cống phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu. Dự án thí điểm ở New York (Mỹ) cho sơn trắng toàn bộ nóc nhà ở một khu vực đủ lớn đem lại hiệu quả là tiết kiệm điện năng làm mát.

- Sáng kiến vùng đất hạn: Đây là nhóm giải pháp dễ và hiệu quả trực tiếp nhất với người nông dân, cung cấp và giúp người làm nông chuyển đổi sang sử dụng các loại giống chống hạn, giúp đảm bảo an ninh lương thực và giảm tỷ lệ đói nghèo.

- Bảo tồn, phục hồi rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn bảo vệ cuộc sống của hàng chục triệu người khắp thế giới, nhưng diện tích đang bị đe dọa bởi nhu cầu phát triển.

- Nước sạch: Cung cấp đủ nhu cầu, giảm thất thoát và lãng phí tối đa nguồn nước có ý nghĩa sống còn với cả trái đất khi khí hậu thay đổi cực đoan.
 

Lợi ích đa mục tiêu

Ủy ban toàn cầu về thích ứng biến đổi khí hậu nhìn thấy một viễn cảnh khá sáng sủa mà họ gọi ví von theo khái niệm cổ tức là “3 chấm”: Tránh thất thoát tài nguyên trong tương lai; lợi ích kinh tế thông qua sáng tạo và đổi mới; lợi ích xã hội và môi trường. Về giá trị cổ tức, nếu tổng mức đầu tư cải tạo môi trường và hoạt động kinh tế, xã hội theo mức ước định 1.800 tỷ USD, thế giới sẽ thu về 7.100 tỷ USD.

Thúc đẩy nhu cầu cần có hành động sớm, cựu Tổng thư ký Ban nói rất hay, rằng ngăn chặn hậu quả xấu từ biến đổi khí hậu như một cuộc chiến “phi biên giới”. “Đó là vấn đề quốc tế, toàn cầu, chỉ có thể giải quyết thông qua hợp tác đa quốc gia. Ở nhiều phần của trái đất, khí hậu đã thay đổi rõ rệt và chúng ta cần thích ứng với tình trạng đó”.

Cuối tháng này, ngày 23/9, Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc. Tổng thư ký Antonio Guterres nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của hội nghị này, rằng ông chỉ mong đón các nước có sáng kiến và cam kết nghiêm túc về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.                               

Báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu gửi Liên hợp quốc cho biết, nếu muốn giữ mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt độ dưới 1,5oC vào cuối thế kỷ này, lượng khí CO2 thải ra phải được cắt giảm 45% vào năm 2030. Tuy nhiên, phản biện từ Viện Khí hậu Postdam lại khuyến nghị phải thực hiện mục tiêu đó trước cuối năm 2020. Quan điểm của viện nghiên cứu ở Đức được Thái tử Charles của Anh rất ủng hộ.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Nga phá âm mưu của Ukraine nhằm cướp trực thăng tác chiến điện tử

Quân đội Nga đã ngăn chặn một nỗ lực của tình báo Ukraine nhằm cướp một máy bay trực thăng tác chiến điện tử, một phi công và một nguồn tin an ninh cho biết.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.