| Hotline: 0983.970.780

2 Bộ bắt tay đào tạo nghề: Có “gạn” được những “diễn viên” kém năng lực?

Thứ Hai 13/12/2010 , 10:11 (GMT+7)

Hai Bộ GD&ĐT và LĐTB&XH vừa chính thức “bắt tay” đào tạo nghề...

Ông Hoàng Ngọc Vinh đi kiểm tra 1 cơ sở đào tạo nghề ở Thanh Hóa

Hai Bộ GD&ĐT và LĐTB&XH vừa chính thức “bắt tay” nhằm nâng cao chất lượng học sinh trung cấp nghề, đảm bảo đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. PV NNVN đã trao đổi với ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD- ĐT.

Những “diễn viên” năng lực kém

Ngay đầu câu chuyện, ông Vinh thừa nhận đang có hiện tượng nhiều chủ sử dụng lao động vẫn nghi ngại về chất lượng học sinh tốt nghiệp các trường trung cấp nghề. Bộ đã nghiên cứu kỹ hiện tượng này. Thực tế, chương trình đào tạo được xây dựng khá tốt, song mới chỉ dừng lại ở “bản thiết kế”, còn việc tổ chức thực hiện – dạy và học thế nào, kiểm tra đánh giá ra sao... cùng các điều kiện về đội ngũ giáo viên, trang thiết bị thực hành, thực tập, sự giám sát chất lượng của nhà nước, động cơ và thái độ học tập của người học hiện chưa xử lý tốt.

“Chương trình khung làm có thể rất tốt, chẳng kém chương trình của nước ngoài, nhưng “diễn viên” năng lực kém, “đạo cụ” thiếu... sẽ không diễn được theo kịch bản đó thì chất lượng đào tạo sẽ thấp” - ông Vinh nói.

Thậm chí, Bộ rất cố gắng để chương trình đào tạo nghề và TCCN tương thích hơn với nhu cầu bằng cách gắn với các chuẩn năng lực (hoặc chuẩn kỹ năng) của người tốt nghiệp. Nhưng thực tế các trung tâm dạy nghề trên cả nước rất đa dạng, mỗi trung tâm có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau nên khó đưa ra một lời giải chung. Chính vì thế Vụ GDCN đã được giao nhiệm vụ cùng với Tổng cục Dạy nghề xây dựng Đề án phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020.

Tuy nhiên, theo ông Vinh khó khăn còn rất nhiều đặc biệt là vấn đề thống nhất cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Mặt khác, công tác dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động của ta còn kém hiệu quả, chưa có một cơ quan nào làm công tác dự báo nhu cầu nhân lực. Đặc biệt, nguồn lực tài chính và đội ngũ giáo viên dành cho công tác GDNN còn thiếu.

Đâu là những hệ luỵ?

 Theo đại diện Bộ GD- ĐT, yếu kém lớn nhất của hệ thống GDNN ở nước ta hiện nay là không đáp ứng được nhu cầu của các ngành kinh tế do chất lượng thấp, số lượng người được đào tạo nghề nghiệp còn rất thấp (tính cả nhân lực có trình độ CĐ trở lên, tỷ lệ lao động được đào tạo trên phạm vi cả nước chưa vượt qua con số 30%). Tính ra, với số lao động trong độ tuổi khoảng trên 45 triệu người thì nghĩa là vẫn còn khoảng trên 34 triệu lao động cần được đào tạo.

Có thể thấy hệ thống GDNN chưa có sức hút để phân luồng học sinh sau THCS để vào học trong các cơ sở GDNN. Hàng năm còn khoảng trên 550.000 đến 600.000 học sinh không vào học trong các trường THPT, chỉ khoảng hơn 120.000 em vào học hệ bổ túc văn hóa và chừng 100.000 em nữa vào học trong các cơ sở GDNN. “Như vậy, theo ước tính của chúng tôi còn trên 300.000 em không biết học gì để có kỹ năng nghề nghiệp tham gia thị trường lao động. Ngoài ra, hiệu quả thấp còn do sự chồng chéo về quản lý nhà nước về GDNN dẫn đến việc nguồn lực sử dụng lãng phí do cả hai ngành (GD-ĐT và LĐTB&XH) cùng làm những công việc như nhau từ TW đến địa phương và thậm chí đến các cơ sở đào tạo...” – ông Vinh cho biết.

Theo ông Vinh, từ trung ương đến địa phương, việc học chữ và học nghề không gắn với nhau mà lại tách bạch, mỗi quận huyện có đến 3 trung tâm đều làm công tác dạy nghề là Trung tâm dạy nghề, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên, nhưng chỉ có một trung tâm dạy chữ khiến nguồn lực càng bị phân tán nặng nề.

“Khi còn tách bạch và cục bộ về quản lý đào tạo nghề sẽ còn dẫn đến sự phình ra bộ máy hành chính, nguồn lực phân bổ không hợp lý - nơi có điều kiện giáo viên thuộc ngành giáo dục quản lý lại rất thiếu nguồn tài chính, nơi thiếu giáo viên, cơ sở hạ tầng lại được “rót” tiền vào dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong đầu tư gây lãng phí” – ông Vinh nhận xét.

“Hai trong một”, tại sao không?

Nên để tư nhân tham gia?

Theo ông Vinh, việc khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia đào tạo nghề là vấn đề cần được đặt ra. Nhiều chuyên gia về GDNN và chuyên gia kinh tế đều có khuyến cáo cần xã hội hóa công tác đào tạo nghề. 

Như vậy, sự thống nhất về hệ thống giáo dục đào tạo sẽ tạo điều kiện tốt hơn giữa dạy chữ và dạy nghề, công tác tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường tốt hơn (ngành lao động không thể làm công tác hướng nghiệp – dạy nghề trong trường phổ thông được do công tác này là của ngành giáo dục). Nên một khi đầu mối được thống nhất sẽ có nhiều cái lợi.

 Trước hết sẽ tránh được việc cùng một nhiệm vụ nhưng có hai bộ máy quản lý chỉ để làm những việc như nhau: tuyển sinh, xây dựng chương trình, giáo trình, bồi dưỡng và đào tạo giáo viên, kiểm định chất lượng, quản lý học viên. Tính sơ bộ, chi phí mỗi chương trình tốn từ 150 - 200 triệu đồng và hàng trăm tỷ đồng từ nguồn ngân sách được chi ra để làm chương trình đào tạo để rồi một vài năm sau lại phải chỉnh sửa điều chỉnh do nhu cầu thị trường thay đổi. Con số chi phí để làm chương trình sẽ lớn theo cấp số nhân do mỗi cơ sở đào tạo phải xây dựng thêm chương trình riêng của mình theo quy định của Luật giáo dục.

Trong khi hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Bộ GD-ĐT có trên 500 cơ sở đào tạo TCCN là các trường TCCN, CĐ, ĐH và hàng nghìn Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, với đội ngũ giáo viên hùng hậu cũng tham gia đào tạo nghề nhưng không được hưởng lợi từ chương trình ưu tiên cho dạy nghề từ nhà nước lên đến trên 1.200 tỷ (năm 2008).

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.