| Hotline: 0983.970.780

200 hộ dân đứng ngồi không yên vì biển hằng ngày uy hiếp cuộc sống

Thứ Hai 04/07/2016 , 08:30 (GMT+7)

700 nhân khẩu của 200 hộ dân ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) mấy năm nay đứng ngồi không yên vì biển khoét sâu vào nơi ở, uy hiếp tính mạng, đất đai, nhà cửa khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Anh Lê Huy Hiệp, cán bộ địa chính xã Quảng Nham than thở rằng, 3 năm qua, địa phương làm quy hoạch đất đai nhưng cứ cắm mốc đến đâu là sóng biển vào nuốt chửng mốc giới đến đó.

Tháng 12/2015, cắm cọc còn được 100 m bãi cát và rừng dương nhưng mới 6 tháng qua, đo lại thì còn chưa đầy 50 m. Từ năm 2013 đến nay, địa phương không thể bố trí được một lô đất ở nào cho dân cư.

Không những chẳng bố trí được đất ở cho người dân mà đã có ít nhất 180 hộ dân trong xã phải di chuyển khỏi địa phương hoặc lênh đênh bằng nghề chài lưới vì sóng biển đã nuốt chửng đất ở của họ.

18-23-53_so-dien-tich-rung-phong-ho-con-li-truoc-nguy-co-h-b-nuot-chung
Số diện tích rừng phòng hộ còn lại trước nguy cơ hà bá nuốt chửng

 

Theo thống kê của địa phương, chỉ mấy năm lại nay, 87 ha rừng phòng hộ bao bọc cư dân Quảng Nham mỗi mùa mưa bão nay chỉ còn lại 51 ha. Vậy là đã có 36 ha biến thành mặt biển với những con sóng xô bờ tiếp tục vào ngoạm làm bật gốc cây rừng chỏng chơ.

Cấp ủy chính quyền và người dân Quảng Nham rất lo lắng, hoang mang. Theo ông Đoàn Văn Sâm, Chủ tịch UBND xã, thì hiện khu nghĩa trang của xã với hàng trăm ngôi mộ cũng đang bị uy hiếp bởi sóng biển. Ngoài ra, khu âu tránh trú bão với sức chứa 2.000 tàu thuyền cho cả trong và ngoài tỉnh mỗi khi có gió bão cũng đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.


Tàu thuyền trong khu neo đậu tránh trú bão ở Quảng Nham

 

Ông Sâm cho rằng, cứ đà uy hiếp khủng khiếp với một tốc độ nhanh như thế này thì việc sóng biển vào xóa sổ vùng này sẽ không còn xa nữa.

Năm 2001, anh Trần Văn Thu ở thôn Tân, xã Quảng Nham, được cấp đất ở khu vực này đầu tiên và tiến hành làm nhà vào năm 2002. Nói chuyện với chúng tôi, anh Thu chia sẻ, cứ mùa mưa bão đến, dân làng lại chạy đôn chạy đáo theo kế hoạch di dời của địa phương. Nếu như năm 2001, bờ biển cách nhà chừng khoảng 200 m thì nay chỉ còn 30 m mà thôi.

“Chắc không lâu nữa nền nhà sẽ là biển”, anh Thu lo lắng.

18-23-53_khi-thuy-trieu-xuong-m-noi-o-cu-nguoi-dn-qung-nhm-cung-chi-cch-bien-chung-30-40-m
Khi thủy triều xuống mà nơi ở của người dân Quảng Nham cũng chỉ cách biển 30 – 40 mét

 

Đúng như lời anh Thu, giờ đây, khi chúng tôi cùng anh đứng ở bãi biển này, thủy triều đã xuống sâu, thế mà ngồi trên bờ rừng dương có cảm giác như sóng biển đang ào vào kéo cát và từng gốc dương ra biển. Sự thật, bãi cát lúc này chỉ còn khoảng 50 m và mỗi khi thủy triều lên thì cát và những cây dương chắn sóng lại trôi ra biển. Từ trong nhà nhìn ra biển chỉ chừng 30 – 40 m, không ai là không thắc thỏm, lo âu.

Chủ tịch xã Quảng Nham cho biết, theo bản đồ đo năm 1993 thì cái gò cát nhô lên rất cao ở khu vực này đã được chính quyền hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia cắm một cái mốc ngay trên đỉnh cao nhất của gò cát để phân định địa giới hành chính thế nhưng bây giờ toàn bộ gò cát đó đã bị kéo chìm dưới biển sâu.

Năm 2013, chính quyền hai huyện phải tìm một vị trí khác để cắm mốc nhưng nguy cơ cái mốc đó cũng sẽ bị biển vào nuốt chửng không thương tiếc.

 

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

'Âm nhạc về Điện Biên Phủ không chỉ là những bài ca, ca khúc. Nó đã biến thành những hợp xướng, giao hưởng, trở thành một 'binh chủng âm nhạc hùng hậu...'.