| Hotline: 0983.970.780

2.500ha lúa của Vĩnh Phúc bị thiệt hại do ngập úng

Thứ Hai 30/05/2016 , 09:05 (GMT+7)

Trao đổi với PV NNVN, ông Lê Văn Dũng, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc cho biết, những ngày qua, đặc biệt trong hai ngày 24 - 25/5, địa phương này phải hứng chịu những trận mưa đặc biệt lớn, trung bình từ 90 - 130mm.

Trong 30.600ha lúa ĐX 2016 của tỉnh, tính đến chiều 29/5, có khoảng 2.500ha bị thiệt hại. Ba huyện chịu thiệt hại nặng nề là Sông Lô, Lập Thạch và Vĩnh Tường. Trong đó, bị thiệt hại nhiều nhất là huyện Sông Lô với 900ha lúa bị mất trắng.

Ông Dũng cũng cho biết, tuy trời không còn mưa nhưng nước tại các vùng bị ngập úng vẫn rút tương đối chậm. Nguyên nhân chính là do địa hình SX tại đây bị chia cắt. Nhiều vùng được coi là “rốn” nước của tỉnh Vĩnh Phúc nên việc tiêu thoát tương đối khó khăn.

Ngay sau trận mưa lớn, Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn  tỉnh, các Cty thủy nông thực hiện các biện pháp cấp bách khơi thông dòng chảy, tích cực tiêu úng, cứu lúa, hoa màu cho người dân.

Đồng thời, Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc chỉ đạo các huyện, vận động người dân lúa chín tới đâu gặt luôn tới đó, tránh thiệt hại nếu mưa to tiếp tục xảy ra. Vĩnh Phúc đã tìm nhiều biện pháp kỹ thuật như đẩy sớm thời vụ, né mưa ngập. Điển hình như huyện vùng núi Tam Đảo, người dân đang thu hoạch rộ, diện tích bị ảnh hưởng không đáng kể.

Tuy nhiên, ông Dũng cho biết, với những trận mưa lớn cục bộ như vậy, tương đương kỷ lục năm 2008, dù có phòng bị cũng sẽ không kịp trở tay.

Để giải quyết vấn đề ngập lụt của Vĩnh Phúc, ông Dũng cho rằng, cần phải giải quyết đồng bộ từ nhiều vấn đề, từ hệ thống tưới tiêu, ao hồ chứa nước cũng như đồng ruộng SX.

Chiều 29/5, ông Đào Quang Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Lữ (huyện Lập Thạch) thông tin, nước trên cánh đồng bắt đầu rút, nhưng vẫn còn ngập sâu khoảng hơn 1m. Nếu như trời nắng, khoảng 2 ngày nữa, người dân có thể ra đồng tiếp tục thu hoạch.

16-26-07_2
Mực nước tại những vùng ngập úng rút tương đối chậm

Như vậy, cho tới nay, 115/170ha lúa của xã Tiên Lữ vẫn chìm trong biển nước. Theo ông Hà, hầu hết diện tích lúa bị ngâm nước đã bắt đầu nảy mầm và thối. Tuy nhiên, để giải phóng đồng ruộng, chính quyền xã vẫn động viên người dân tận thu, đem về làm thức ăn cho trâu bò.

Tại xã Xuân Lôi (huyện Lập Thạch), ông Đỗ Hữu Đạo, Chủ tịch UBND xã cho biết, trong tổng số 163ha lúa vụ ĐX, một diện tích khoảng 4 - 5ha bị mất trắng. Diện tích còn lại, ước tính cũng bị thiệt hại khoảng 50 - 60%.

UBND huyện Lập Thạch đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên, phối hợp cùng lực lượng Công an huyện về để giúp người dân gặt lúa. Bên cạnh đó, gần 10ha lạc non cũng bị người dân bỏ lại trên cánh đồng do đã thối đen.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất