| Hotline: 0983.970.780

3 doanh nghiệp cùng xây dựng 'siêu mô hình' canh tác lúa thông minh

Thứ Năm 10/08/2023 , 18:04 (GMT+7)

Cùng với hệ thống khuyến nông ĐBSCL, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Bayer Việt Nam, Công ty Sài Gòn Kim Hồng xây dựng 'siêu mô hình' canh tác lúa.

Nông dân tham quan mô hình trình diễn canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ứng dụng giải pháp giảm giống bằng máy sạ cụm và quản lý dịch hại theo Much More rice tại huyện Tri Tôn (An Giang). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân tham quan mô hình trình diễn canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ứng dụng giải pháp giảm giống bằng máy sạ cụm và quản lý dịch hại theo Much More rice tại huyện Tri Tôn (An Giang). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới

Vụ hè thu 2023, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Bayer Việt Nam, Công ty Sài Gòn Kim Hồng và Trung tâm Khuyến nông 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng đã thực hiện chương trình trình diễn mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng giải pháp giảm giống bằng máy sạ cụm, bón phân thông minh và quản lý dịch hại theo quy trình Much More Rice.

Ruộng sạ cụm lúa phát triển tốt, cứng cây, lá thẳng đứng, có màu xanh bền. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ruộng sạ cụm lúa phát triển tốt, cứng cây, lá thẳng đứng, có màu xanh bền. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại An Giang, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình tại 5 hộ dân ấp Tân Lợi, xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn với tổng diện tích 19,5ha, trong đó 2,5ha thực hiện mô hình, còn lại 17ha là ruộng mô hình đối chứng.

Ông Lê Văn Ngờ ở ấp Tân Lợi, xã Tân Tuyến là một trong 5 hộ dân được ngành nông nghiệp chọn làm mô hình canh tác lúa thông minh ứng dụng giải pháp giảm giống bằng máy sạ cụm và quản lý dịch hại theo Much More rice phấn khởi chia sẻ: Sau khi thu hoạch lúa vụ đông xuân xong, ông tiến hành cày xới phơi đất, cho đất nghỉ khoảng 15 – 30 ngày, sau đó bơm nước vào ruộng và tiến hành trục, trang phẳng mặt, đánh một rãnh nước lớn với độ rộng 30 – 40cm, sâu 15 - 20cm làm đường nước chính và xẻ nhiều rãnh thoát nước rộng 15 - 20cm, sâu 15cm (xẻ hình xương cá) làm đường nước phụ để tiện cho việc đưa nước vào ruộng và bón phân.

Song song đó, ông Ngờ còn kết hợp xử lý chuột bằng cách bao quanh bờ bằng nilon, phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và diệt ốc bươu vàng trước khi xuống giống. Ruộng trong mô hình sử dụng giống lúa OM 18 cấp xác nhận, gieo sạ lượng giống chỉ 60kg/ha (giảm lượng giống khoảng 50% so với sạ theo phương pháp canh tác truyền thống), áp dụng phương pháp sạ cụm bằng máy do Công ty Sài Gòn Kim Hồng cung cấp.

Lúa ở ruộng trong mô hình rất sáng mã, tới khi lúa chín lá vẫn xanh màu chanh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lúa ở ruộng trong mô hình rất sáng mã, tới khi lúa chín lá vẫn xanh màu chanh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Kết quả cho thấy chiều cao cây lúa của ruộng mô hình ở các giai đoạn 20, 40 và 65 ngày sau cấy không có sự chênh lệch nhiều so với trung bình đối chứng. Tuy nhiên ở giai đoạn 93 ngày sau sạ, ruộng mô hình có chiều cao cây cao hơn 11cm so với ruộng đối chứng. Qua theo dõi và thăm đồng thường xuyên, các hộ dân nhận thấy cây lúa ở các nghiệm thức ruộng sạ cụm phát triển tốt, lúa cứng cây, lá thẳng đứng, có màu xanh bền.

“Trà lúa của tôi áp dụng theo mô hình canh tác lúa thông minh lúa trên đồng luôn xanh tốt, màu mã chanh, ít sâu bệnh, ít đổ ngã và đặc biệt giảm sử dụng giống gieo sạ, phân, thuốc so với cách làm truyền thống từ 25 - 30%. Đặc biệt, lúa tới lúc cho thu hoạch nhưng lá đòng vẫn còn xanh, hạt vô gạo nhanh, chắc tới cậy…, năng suất khoảng 1 tấn/công (1.300m2). Đây được xem là vụ lúa trúng mùa, năng suất cao nhất từ trước đến nay của gia đình tôi”, nông dân Lê Văn Ngờ phấn khởi.

Lợi nhuận tăng thêm 1,6 - 6 triệu đồng/ha

Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông An Giang, ruộng trong mô hình nhờ áp dụng sạ cụm đã giúp giảm được lượng giống khoảng 60kg/ha so với đối chứng. Về quy trình sử dụng phân bón, các hộ tham gia mô hình sử dụng phân bón chuyên dùng của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Lượng phân bón sử dụng trong các mô hình thử nghiệm theo khuyến cáo của Công ty và ruộng đối chứng bón theo tập quán nông dân cùng giảm 1 lần bón so với canh tác truyền thống.

Lợi nhuận ruộng trong mô hình cao hơn khoảng 1,6-6 triệu đồng/ha so với ruộng nông dân canh tác theo truyền thống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lợi nhuận ruộng trong mô hình cao hơn khoảng 1,6-6 triệu đồng/ha so với ruộng nông dân canh tác theo truyền thống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cụ thể, nông dân bón lót 50kg/ha phân Đầu Trâu Mặn - Phèn, bón đều trên mặt ruộng trước khi trục trạc, ngâm qua đêm xả nước trước khi sạ. Bón thúc đợt 1 với lượng 150kg/ha phân Đầu Trâu TEA1 giai đoạn 7 - 10 ngày sau sạ. Bón thúc đợt 2 với lượng 150kg/ha phân Đầu Trâu TEA1 giai đoạn 18 – 22 ngày sau sạ. Bón đón đòng 150kg/ha phân Đầu Trâu TEA2.

Việc bón phân thông minh thông qua ứng dụng giải pháp giảm giống bằng máy sạ cụm và quản lý dịch hại theo Much More Rice (Quy trình tăng năng suất - tăng chất lượng - tăng lợi nhuận của cây lúa) đã giúp ruộng của 5 nông dân trong mô hình bón giảm lượng đạm thấp hơn so với ruộng đối chứng 21kg/ha. Lượng P2O5, K2O tương đối không có sự chênh lệch. Sử dụng phân Đầu trâu Phèn mặn bón lót từ đầu vụ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các vi sinh vật phân giải, giúp lúa hấp thu các chất dinh dưỡng có trong đất tốt hơn. Việc sử dụng thuốc BVTV trong mô hình được áp dụng quản lý dịch hại theo phương pháp Much More Rice.

Kết quả triển khai ở xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, An Giang, năng suất lúa ruộng mô hình đạt trung bình hơn 7 tấn/ha, cao hơn ruộng ngoài mô hình 0,32 tấn/ha. Lợi nhuận tăng thêm 1,6 triệu đồng/ha.

Còn mô hình tại xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, đánh giá tại hội thảo đầu bờ ngày 4/8, lợi nhuận tăng tới 6 triệu đồng/ha so với đối chứng.

Ruộng áp dụng máy sạ cụm rất thoáng, lúa đẻ nhánh khỏe, bông rất to, đều, sạch sâu bệnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ruộng áp dụng máy sạ cụm rất thoáng, lúa đẻ nhánh khỏe, bông rất to, đều, sạch sâu bệnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phan Thành Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật nghiệp vụ (Trung tâm Khuyến nông An Giang) cho biết, mô hình canh tác lúa thông minh trong vụ hè thu 2023 được xem là “siêu mô hình”, kết hợp cùng lúc 3 doanh nghiệp để triển khai cho nông dân áp dụng.

Cụ thể máy sạ cụm của Công ty Sài Gòn Kim Hồng được áp dụng đã mang lại hiệu quả tốt, cần được khuyến cáo và nhân rộng trong sản xuất để thay thế dần phương pháp sạ lan. Áp dụng quản lý dịch hại theo Much More Rice của Công ty Bayer Việt Nam giúp kiểm soát sâu bệnh tốt hơn, giảm được lần phun xịt thuốc BVTV, giúp giảm chi phí trong sản xuất.

Đặc biệt, nông dân trong mô hình còn sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu được bổ sung thêm các nguyên tố trung vi lượng (CaO, SiO2, Zn, S, Fe…) giúp cây lúa cứng chắc, ít đổ ngã, chống chịu tốt hơn. Sử dụng phân Đầu trâu mặn - phèn bón lót từ đầu vụ giúp kích hoạt hệ thống vi sinh vật phân giải trong đất, từ đó giúp lúa hấp thu các chất dinh dưỡng có trong đất tốt hơn.

Một số hình ảnh cán bộ khuyến nông cùng nông dân thu thập chỉ tiêu so sánh ruộng mô hình canh tác lúa thông minh với ruộng đối chứng:

 
 
 
 
 

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.