| Hotline: 0983.970.780

42 người chết, mất tích và bị thương trong bão số 5

Thứ Hai 20/08/2012 , 08:48 (GMT+7)

Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, trong các ngày từ 17 đến 19/8, do ảnh hưởng của bão số 5 và hoàn lưu vùng áp thấp, ở các tỉnh Bắc Bộ vẫn có mưa vừa, mưa to đến rất to gây sạt lở đất và lũ làm thiệt hại lớn về người và tài sản.

Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, trong các ngày từ 17 đến 19/8, do ảnh hưởng của bão số 5 và hoàn lưu vùng áp thấp, ở các tỉnh Bắc Bộ vẫn có mưa vừa, mưa to đến rất to gây sạt lở đất và lũ làm thiệt hại lớn về người và tài sản.

Tính đến 17 giờ ngày 19/8 đã có 42 người thiệt mạng, mất tịch và bị thương. Trong đó có 27 người thiệt mạng gồm: Hà Nội có 2 người; Bắc Giang và Yên Bái là 5 người; Hải Dương, Lào Cai, Bắc Ninh, Thái Nguyên với 1 người; Vĩnh Phúc có 4 người; Phú Thọ là 3 người; Sơn La và Lạng Sơn với 2 người, chủ yếu do lũ cuốn trôi, sập nhà và điện giật. 2 người mất tích là ở Yên Bái và Vĩnh Phúc; 13 người bị thương.

Mưa bão cũng làm hàng ngàn căn nhà bị sập đổ, hư hại; hàng nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập úng, hư hỏng. Các địa phương đã huy động gần 10.500 người, 48 ôtô, 4 xuồng và các phương tiện cứu hộ các loại tham gia khắc phục hậu quả thiên tai.

Cũng theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, lúc 10 giờ 55 ngày 19/8, tàu bị nạn QB 92760 đã được tàu cá QB 92179 của ông Phan Văn Chiến, 44 tuổi, phát hiện, tiếp cận trợ giúp, hiện tại sức khỏe của sáu ngư dân ổn định.

Theo Trung tâm dự báo KTTV TƯ, lượng mưa tập trung chủ yếu vào đêm 17 và ngày 18/8 với lượng phổ biến từ 100mm đến 200 mm. Một số trạm đã đo được lượng mưa rất lớn như Quảng Hà (Quảng Ninh) là 290 mm; Sơn Nam (Tuyên Quang) 294 mm; Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) 328 mm...

Tại Hà Nội, mưa lớn kèm gió lốc từ chiều ngày 17/8 đã khiến cho hàng trăm cây xanh bị gãy đổ, nhiều tuyến phố bị ngập sâu trong nước. Cho tới sáng qua (19/8), do tiếp tục ảnh hưởng của một trận mưa lớn kéo dài trên 2 giờ, tình trạng ngập lụt tại TP Hà Nội vẫn rất nghiêm trọng.


Cán bộ tỉnh Quảng Ninh kiểm tra công tác khắc phục thiệt hại sau cơn bão số 5

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và TP. Hà Nội, ảnh hưởng của mưa bão số 5 đã gây ra một số sự cố đê điều, cụ thể như: làm sạt lở bãi sông khu vực K2+570-K2+750 thuộc đê tả sông Thương (tỉnh Bắc Giang) kéo dài 20m về phía thượng lưu, sạt sâu vào bãi 2,5m; sạt lở 180m kè Quy Phú đê hữu sông Hồng (huyện Nam Trực, Nam Định); sạt lở dài 25m mái thượng lưu đê tả sông Rạng đoạn K4+595-K4+620 tại Hải Dương. Tại TP Hà Nội, mưa lớn đã gây sạt lở dài 50m tại mái thượng lưu đê tả sông Cà Lồ đoạn K5+500-K5+550.

Về nông nghiệp, mưa bão đã nhấn chìm trên 20.589,8 ha lúa, hơn 2.300 ha hoa màu bị ngập úng và trên 1.300 ha ao đầm thủy sản bị ngập trắng. Trong đó, một số địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất như: Vĩnh Phúc có 5.822 ha lúa bị ngập úng; Hải Dương: 13.049 có ha lúa và trên 1.200 ha thủy sản bị ngập... Hiện tại Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cục Trồng trọt cử các đoàn công tác tới một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ để xác định cụ thể về mức độ ngập úng và thiệt hại về lúa và hoa màu và sẽ có báo cáo chi tiết sau khi đi kiểm tra.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 5, từ đêm 16/8 đến chiều ngày 19/8 tại tỉnh Yên Bái xảy ra giông lốc kèm mưa to và rất to. Tổng lượng mưa đo được ở khắp các địa phương trong 3 ngày từ 120-215mm. Thống kê chưa đầy đủ tính đến 16h ngày 19/8 tỉnh Yên Bái có 7.668 ngôi nhà bị tàn phá. Trong đó có 159 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn. Thiệt hại lớn nhất là huyện Lục Yên có 78 nhà, huyện Văn Yên 55 nhà, huyện Văn Chấn 12 nhà...

Số nhà bị tốc mái và hư hỏng nặng 7.224 nhà, bao gồm: Huyện Lục Yên 1.182 nhà, Văn Yên 1.729 nhà, Văn Chấn 3.032 nhà, Trạm Tấu 480 nhà, TX. Nghĩa Lộ 562 nhà... Phần lớn số nhà bị đổ và tốc mái chủ yếu là của các hộ gia đình nghèo, số hộ bị sập đổ nhà này đang phải tá túc ở tạm các gia đình anh em và người thân. Nhà bị ngập úng chủ yếu ở TP. Yên Bái với 250 nhà.

Thiệt hại về nông nghiệp có gần 100 ha lúa và hoa màu bị ngập và bị lũ cuốn trôi, trong đó có 8 ha lúa và 9 ha ngô của huyện Văn Yên mất trắng, hơn 20 ha ao, hồ nuôi trồng thuỷ sản bị ngập tràn. Thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 15 tỷ đồng.

Theo Trung tâm dự báo KTTV TƯ, đến chiều qua, mực nước trên nhiều hệ thống sông ở Bắc bộ như sông Thao, sông Cầu, sông Thương… đạt đỉnh và sẽ xuống dần từ hôm nay (20/8). Trong khi đó, lũ ở hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình tiếp tục lên. Các tỉnh MNPB như: Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ… đề phòng lũ quét, sạt lở đất.

Có 2 người chết, đó là anh Nguyễn Xuân Kiên, 21 tuổi, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã bị lũ cuốn trôi trên đường đi vào xã Tân Đồng và anh Nguyễn Văn Chung, 28 tuổi, trú tại tổ 49, P. Minh Tân, TP. Yên Bái bị chết do sập lở đất. Ngoài ra có 10 người khác bị thương nặng và rất nặng do nhà bị sập.

Còn theo thống kê của Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Phú Thọ, mưa lốc do ảnh hưởng của bão số 5 đã làm gần 60 căn nhà bị sập đổ, 244 căn nhà, công trình phụ, phòng học, nhà văn hóa bị tốc mái, hư hại; gần 1.500ha lúa, hoa màu bị ngập úng; 173 ha diện tích thủy sản bị tràn vỡ; hơn 2.000m kênh mương, đường giao thông bị sạt lở. Ngoài ra, mưa lốc còn làm đổ gãy 39 cột điện hạ thế; gần 1.000 cây công nghiệp, cây ăn quả; tại huyện Hạ Hòa, sạt lở đã làm 2 người chết... Tổng thiệt hại gần 38 tỷ đồng.

 Sáng 19/8, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Phú Thọ tiếp tục ra công điện yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn kiểm tra toàn bộ các nhà dân ở sườn đồi, chân đồi, núi và ven các sông, suối trên địa bàn, có biện pháp di dời ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt trượt nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do sạt lở đất gây ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hoàng Dân Mạc đã đến các địa phương bị thiệt hại nặng do cơn bão số 5 để chỉ đạo khắc phục hậu quả; hỗ trợ, thăm hỏi, động viên các gia đình có người chết, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khoanh vùng thiếu nước để ngừng sản xuất nông nghiệp

Công ty Thủy lợi Khánh Hòa khuyến cáo người dân không tự ý sản xuất đối với diện tích đã khoanh vùng tạm dừng sản xuất, nhằm tránh thiệt hại do không có nước tưới.