| Hotline: 0983.970.780

600 năm húng Láng trên quê lúa

Thứ Hai 06/08/2012 , 14:22 (GMT+7)

Do lãi cao và do cây húng Láng cho thu nhập đều đều gần như quanh năm, nên với nhiều gia đình, mọi sự độ nhật đều nhìn vào sào húng ngoài đồng.

Húng Láng là một trong 5 đặc sản của Thăng Long xưa- Hà Nội nay (Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm/Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây). Ít nhất 3 đặc sản đó đã trở thành cổ tích. Và cây húng Láng cũng cận kề sự tuyệt chủng trên đất ngàn năm văn vật, dù người ta đã có nhiều cách để cứu nó...

Thế mà lạ thay, ở ngay trong lòng tỉnh lúa Thái Bình, chúng tôi lại gặp một vùng trồng húng Láng. Đúng là húng Láng (người địa phương cũng gọi nó bằng tên húng Láng) với những nét riêng của cây không lẫn vào đâu được: Mọc thành khóm, thân tròn, đanh chắc, lá nhỏ, mặt lá màu xanh thẫm, mép lá có răng cưa hơi thưa, thân cây và cuống lá, gân lá màu tím. Ngắt một lá húng cho vào miệng, thấy thoảng một vị cay rồi ngay sau đó là một mùi thơm mát toả ra rất dễ chịu, khác hẳn với các loại húng khác mà người địa phương gộp chung lại, gọi là húng lủ...

Địa phương có cây húng Láng đó là làng Hổ Đội. Trước đây là tổng Hổ Đội, huyện Thuỵ Anh, gồm 5 xã (tương đương với 5 làng bây giờ) là Hổ Đội, Trình Trại, Đồng Lương, Trại Cốm, Bao Hàm. Nay Bao Hàm, Trình Trại, thuộc xã Thuỵ Hà; Hổ Đội thuộc xã Thuỵ Lương; Đồng Lương, Trại Cốm thuộc thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy).

Theo thần tích của đình Hổ Đội và gia phả của 12 dòng họ làng Hổ Đội thì khi Hồ Quý Ly đã thâu tóm được mọi quyền hành, lộ rõ ý đồ cướp ngôi nhà Trần, phò mã nhà Trần là Phùng Thế Kỳ (lấy công chúa Thiên Hương, con vua Trần Thuận Tông) đã thống lĩnh đội quân Hổ Bôn chống lại Hồ Quý Ly, nhưng bị họ Hồ dẹp tan, phải cùng một số người thân tín chạy trốn, ẩn náu ở nhiều nơi như Noi Cáo (nay thuộc Hạ Hồng, huyện Ninh Giang, Hải Dương), Tô Xuyên (nay thuộc huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình), Tu Trình, Quảng Nạp (thuộc huyện Thái Thuỵ), rồi cuối cùng đến một vùng đất hoang vu ven biển Diêm Điền khai phá, lập làng và họ lấy tên Hổ Đội để đặt cho làng.

Hành trình trốn chạy, khai hoang lập làng đó được phản ánh rõ trong thần tích là “Tiền cư Noi Cáo, hậu đáo Tô Xuyên, vãng qua Tu Trình, ký cư Quảng Nạp, an cư Hổ Đội”. Cũng may mà nhà Hồ chỉ tồn tại vẻn vẹn có 7 năm, Hồ Quý Ly vừa lên ngôi đã phải tập trung toàn bộ tâm sức lo đối phó với sự xâm lược của nhà Minh bên Trung Quốc, không có thời gian truy làng, nhờ thế mà họ thoát nạn...

Do lãi cao và do cây húng Láng cho thu nhập đều đều gần như quanh năm, nên với nhiều gia đình, mọi sự độ nhật đều nhìn vào sào húng ngoài đồng.

12 người lính Hổ Bôn theo phò mã Phùng Thế Kỳ lập nên làng Hổ Đội, sau trở thành tổ của 12 dòng họ ở Hổ Đội, đều là người vùng Yên Lãng và Nhân Mục đất kinh kỳ (tục gọi là làng Láng, làng Mọc). Theo ông Lê Ngọc Tài, Chủ tịch UBND xã Thuỵ Lương thì Hổ Đội vừa có nghĩa là đội quân Hổ Bôn, vừa là tên của một làng thuộc vùng kẻ Láng- Mọc xưa. Và thời trước, vùng Láng-Mọc cũng có một cái chợ gọi là chợ Gú, như là chợ Gú của làng Hổ Đội, xã Thuỵ Lương bây giờ. Trong cuộc trốn chạy đó, họ không quên mang theo những giống cây của quê gốc như húng, hành, tỏi... Cây húng Láng rất hợp với thổ nghi Hổ Đội, nên vẫn giữ được hương vị đặc trưng của nó.

Cứ theo những tài liệu đó, thì cây húng Láng có mặt ở đất Hổ Đội đã trên 600 năm. Hiện tại, bà con ở hai làng Hổ Đội, Bao Hàm trồng húng Láng theo cách xen canh trên tổng diện tích khoảng 10 ha. Cây húng Láng lụi vào mùa đông và phát triển trở lại vào mùa xuân, một năm có 9 tháng cho thu hoạch (mỗi tháng 2 lứa).

Bà con cho biết, một thước húng Láng (24 m2) mỗi lứa cắt được khoảng 4 kg. Với giá bán cất bình quân khoảng 15.000 đ/kg (lúc đắt nhất tới 40.000 đ/kg) thì giá trị của một lứa cắt trên một thước Bắc bộ là 60.000 đồng. Một năm (18 lứa cắt), mỗi thước Bắc bộ cho giá trị 1,080 triệu, 1 sào Bắc bộ (15 thước) một năm thu được trên 16 triệu đồng, trong khi chi phí cho 1 sào húng mỗi năm chỉ trên dưới 2 triệu, 1 ha cho giá trị trên 300 triệu đ/năm, gấp khoảng 6 lần cấy lúa. Nhưng nếu xét về lãi ròng, thì một đơn vị diện tích húng Láng cho lãi ròng cao gấp cả chục lần so với cùng một đơn vị diện tích cấy lúa.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.