| Hotline: 0983.970.780

8X đưa mãng cầu xiêm trồng theo quy trình an toàn xuất ngoại

Thứ Năm 02/02/2017 , 07:15 (GMT+7)

Lần đầu tiên mãng cầu xiêm được trồng theo quy trình an toàn ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) được xuất khẩu sang thị trường Singapore với giá bán cao gấp 3 lần so với thị trường trong nước.

Hướng đi mới mẻ này đã đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng cho chàng trai 8X ở vùng quê Lai Vung.

09-24-45_nh-nh-ngoc-ben-sn-phm-nuoc-uong-mng-cu-xiem-cu-minh
Anh Đặng Quý Ngọc bên cạnh “đứa con tinh thần” của mình là thức uống dinh dưỡng mãng cầu xiêm
 

Đó là anh Đặng Quý Ngọc, chủ cơ sở sản xuất Thuận Thiên Thành ở ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, chỉ mới học hết lớp 9 có ý tưởng xây dựng dự đề án trồng và xuất khẩu mãng cầu xiêm sang nước ngoài.

Anh Ngọc nhận thấy Singapore là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho sản phẩm mãng cầu xiêm ở quê hương của anh. Cuối năm 2015 anh thực hiện dự án trồng và chế biến mãng cầu xiêm theo mô hình khép kín trên mảnh đất vườn của cha mẹ.

Sau khoảng thời gian bố trí lại quy trình xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, khoảng tháng 6/2016, anh Ngọc xuất khẩu được lô hàng mãng cầu xiêm đầu tiên sang thị trường Singapore thuận lợi với giá bán cao gấp 3 ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều khách hàng ở thị trường này gợi ý, mong muốn anh Ngọc phát triển chế biến để sản phẩm mãng cầu xiêm được sử dụng lâu hơn. Đây là cột mốc quan trọng để sản phẩm thức uống dinh dưỡng mãng cầu xiêm của Đặng Quý Ngọc ra đời.

Từ một người “tay ngang” chỉ biết trồng trái mãng cầu xiêm đem đi bán mà lại chuyển sang lĩnh vực chế biến thực phẩm làm một điều không hề dễ dàng, thời gian đầu anh Ngọc gặp vô cùng khó khăn khi các mẫu sản xuất thử đều thất bại liên tục.

Anh Đặng Quý Ngọc chia sẻ: Từ việc trồng đến xuất khẩu trái tươi sang đầu tư chế biến là một quá trình gian nan và đơn độc. Lúc đó, cái gì cũng thiếu thốn, từ thiếu kinh nghiệm cho đến thiếu công nghệ, máy móc, thiếu cộng sự và thiếu cả tài chính… với nhiều lần thất bại liên tục, chuyện khởi nghiệp của Ngọc gần như đi vào bế tắc. 600 triệu đồng tiền anh Ngọc tích góp suốt gần ấy năm đều tan biến. Nhiều lúc cùng cực của sự tuyệt vọng, nhưng nhờ sự động viên từ gia đình anh lại tiếp tục mày mò và dũng cảm đương đầu với con đường đi đến ước mơ của mình.

May mắn sau quãng thời gian khó khăn đó, anh Ngọc nhận được sự góp ý chân tình từ các đối tác ở Singapore và gặp được những cộng sự có chuyên môn sâu trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Sau khởi đầu khó khăn. Hiện tại sản phẩm tâm huyết “thức uống dinh dưỡng mãng cầu xiêm của anh Ngọc chính thức có mặt trên thị trường vào đầu tháng 9/2016 và được nhiều người chấp nhận.

Dù là sản phẩm mới toanh, song thức uống dinh dưỡng mãng cầu xiêm đã chinh phục được nhiều khách hàng từ nội địa đến khách hàng nước ngoài. Hiện tại thức uống dinh dưỡng mãng cầu xiêm đang chờ hoàn thiện một số thủ tục để chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Singapore.

Sắp tới cơ sở sản xuất Thuận Thiên Thành dự kiến sẽ triển khai dự án cùng hợp tác với nông dân huyện Lai Vung trong việc mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất mãng cầu xiêm. Theo đó, mãng cầu xiêm ở vùng nguyên liệu này sẽ được sản xuất theo quy trình an toàn sẽ hướng tới sản xuất theo quy chuẩn GlobalGAP của châu Âu. Đây sẽ là vùng nguyên liệu chính để cơ sở đầu tư sản xuất thức uống dinh dưỡng mãng cầu xiêm, mãng cầu xiêm sấy dẻo, mứt mãng cầu xiêm, trà mãng cầu xiêm.

Ngoài việc thành lập cơ sở sản xuất ngay tại Lai Vung, anh Ngọc còn thành lập Cty TNHH Xuất nhập khẩu Thuận Thiên Thành ở quận 7, TP.HCM. Đây là đơn vị đảm nhận khâu thủ tục, giấy tờ để xuất khẩu mãng cầu xiêm. Song song với việc mang sản phẩm của quê nhà xuất ngoại, anh Ngọc cũng có ý tưởng sẽ kết hợp với các đơn vị có vùng nguyên liệu nông sản sạch để xuất khẩu tiếp tục sang Singapore và một số thị trường châu Á tiềm năng khác như Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia…

Xem thêm
Khẳng định vị thế trung tâm chăn nuôi vùng Việt Bắc

Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vị thế thứ 2 của khu vực trung du miền núi phía Bắc về phát triển chăn nuôi với nhiều chính sách và bước đi đúng đắn.

An toàn sinh học để xây dựng vùng an toàn dịch bệnh chuẩn thế giới

An toàn sinh học là giải pháp quan trọng nhất để kiểm soát dịch tả lợn châu Phi và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn thế giới.

Nữ kỹ sư giúp người dân thoát nghèo nhờ cây tía tô bản địa

Lào Cai Với hơn 30ha tía tô cùng 20 sản phẩm đa dạng, chị Trần Anh Xuân đã tiên phong đưa cây tía tô bản địa thành cây giúp bà con thoát nghèo.

Chọn tạo giống cà chua lai năng suất cao, kháng bệnh xoăn vàng lá

Qua quá trình chọn tạo, một số giống cho năng suất vượt 70 tấn/ha, phù hợp với đồng đất phía Bắc và chống chịu cao với virus xoắn vàng lá.