| Hotline: 0983.970.780

9 tháng đầu năm, Lâm Đồng tăng gần 790ha nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Tư 21/09/2022 , 09:35 (GMT+7)

Nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng tiếp tục phát triển mạnh trên nhiều đối tượng cây trồng, ước 9 tháng đầu năm 2022 tăng 788ha so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, 9 tháng đầu năm 2022, tiến độ sản xuất đạt và vượt kế hoạch đề ra. Các diện tích sản xuất cơ bản được cấp đủ nước cho sinh trưởng và phát triển. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng được các địa phương chủ động triển khai thực hiện với hơn 12.000ha được trồng mới, chuyển đổi (trong đó tái canh cải tạo cà phê gần 5.350ha, tái canh cải tạo và chuyển đổi diện tích điều hơn 1.367ha; chuyển đổi cây trồng trên đất lúa 752ha; chuyển đổi cây trồng khác hơn 3.624ha.

Empty

Nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng tiếp tục có sự phát triển nhanh chóng trong năm 2022. Ảnh: Minh Hậu.

Nông nghiệp công nghệ cao tiếp tục phát triển mạnh trên nhiều đối tượng cây trồng, ước 9 tháng đầu 

Hiện nay, mật ong của Lâm Đồng được xuất khẩu khoảng 90% sản lượng; sản lượng kén tằm chỉ đáp ứng được 50% công suất của các nhà máy.

năm 2022 đạt 63.896ha (tăng 788ha so với năm 2021), trong đó có 26.180ha rau, 2.161ha hoa; 4.954ha chè; 21.706ha cà phê; 5.045ha lúa; 3.463ha cây ăn quả; 134ha cây dược liệu; 20ha nấm và 232ha cây trồng khác (vườn ươm, dâu tây, phúc bồn tử...); trong đó có trên 377ha áp dụng công nghệ số trong quản lý chăm sóc cây trồng.

Tình hình dịch bệnh trên cây trồng cơ bản được kiểm soát, không phát sinh dịch hại lớn. Tuy nhiên do thời tiết có mưa trái mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số đối tượng dịch hại trên cây dài ngày phát triển mạnh hơn cùng kỳ (chủ yếu là bọ xít muỗi trên cà phê, điều; tuyến trùng dâu tằm).

Công nghiệp chế biến nông sản được quan tâm phát triển thời gian qua, tuy nhiên chưa đạt sự tăng  trưởng như kỳ vọng. Nhiều dự án chế biến chưa được triển khai thực hiện như nhà máy chế biến sữa, cà chua, mắc ca… Tuy nhiên, công tác sơ chế, sau thu hoạch đã có những dấu hiệu phát triển tương đối khả quan, từ đó giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch khoảng 8 - 10%; tỷ lệ rau quả qua sơ chế, chế biến đạt trên 70%, trong đó chế biến đạt khoảng 22%.

Empty

Nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu có sự bứt phá ấn tượng ở Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Toàn tỉnh hiện có 123 doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, mỗi năm chế biến được khoảng 44.222 tấn thành phẩm; 161 công ty chế biến chè với quy mô 39.410 tấn thành phẩm/năm; 26 doanh nghiệp hoạt động chế biến cà phê quy mô chế biến 190.059 tấn và trên 250 cơ sở sơ chế nhỏ lẻ quy mô hộ cá thể với công suất khoảng 300.000 - 320.000 tấn cà phê nhân; 90 cơ sở chế biến trái cây các loại với sản lượng 11.500 tấn thành phẩm; 02 công ty chế biến điều với quy mô 3.100 tấn thành phẩm/năm; 31 cơ sở/ doanh nghiệp thu mua, sơ chế, chế biến mắc ca; khoảng 207 cơ sở chế biến thực phẩm thịt và các sản phẩm từ thịt như giò chả, nem, khô thịt, pate... và 2 nhà máy chế biến sữa (sữa tươi thanh trùng, phomai, sữa chua và sữa bột).

Xem thêm
Nuôi dúi má đào, thu tiền tỷ mỗi năm

LÀO CAI Chăn nuôi dúi má đào sinh sản có sức hấp dẫn lớn bởi lợi nhuận cao, trong khi việc chăm sóc, đầu tư chuồng trại không quá tốn kém.

Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm

Cả nước hiện có 12 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vacxin cho động vật đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với tổng số 218 loại vacxin và 340 loại vacxin nhập khẩu.

Tân Lạc thu hoạch trên 1.000 tấn quýt Vân Sơn

HÒA BÌNH Mùa vụ này các nhà nông Mường Bi lại được mùa quýt Vân Sơn, sản lượng cho thu hoạch ước trên 1.000 tấn quả, đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.