| Hotline: 0983.970.780

N +L +N = Nghèo kiết xác

Thứ Tư 11/05/2011 , 09:34 (GMT+7)

Đó là cách nói nôm na của một số cán bộ vùng đất này khi lý giải về cái nghèo, cái khổ của một bộ phận nông dân (nhậu + lười + nợ nần).

Đó là cách nói nôm na của một số cán bộ vùng đất này khi lý giải về cái nghèo, cái khổ của một bộ phận nông dân (nhậu + lười + nợ nần).

>> Thế mạnh thoát nghèo là... rời làng
>> Giầu nghèo ở quê

Những người hiểu chuyện “thâm căn cố đế” của xã Tuyên Bình (huyện Vĩnh Hưng) và Vĩnh Châu B (huyện Tân Hưng, Long An), giáp biên giới Campuchia, chẳng ngại ngần khi huỵch toẹt: Đây là vùng đất mới, Nhà nước cũng quan tâm, nhiều người đến sớm cùng có đất khai khẩn và cùng làm độc nghề lúa. Nhưng rõ là cái thói ỉ lại, không tu chí, đất đai bán hết, nhậu tanh bành, nợ nần chồng chất… nên không nghèo mới là lạ!

Bảnh mắt đã nhậu

Về địa phương đã phải nghe rát tai những chuyện chẳng hay ho gì, lại liên quan đến những người nghèo khổ, yếm thế nên ai cũng thấy sốc. Vậy nhưng, 9h sáng, ngay khi chúng tôi bước vào căn chòi ọp ẹp của “đấng mày râu” Nguyễn Văn Hận (ấp 2, xã Vĩnh Châu B), đập vào mắt là cái cảnh zô zô tới bến bên ly rượu đế của hai “ông” bạn trẻ, thì mới ngờ ngợ rằng chắc người ta không nói giỡn.

"Sao giờ này ngồi nhậu, không đi làm?". Hận mặt đỏ gay, đáp tỉnh queo: “Lúa hết vụ cắt rồi, mấy ngày nay chẳng ai thuê cả. Buồn chỉ biết… nhậu chơi!”. Kế bên, bà Nguyễn Thị Cụi (mẹ Hận) ngồi buồn so, cam phận trên chiếc giường cũ bụi bặm: “Bệnh tiểu đường hành hạ mệt quá chú ạ. Mấy bữa nay mùa vụ thưa, thằng Hận ít việc nên thuốc thang cũng không đủ uống”. Nói rồi bà ngồi co mình, lấy tay cố gắng xoa bóp hai cẳng chân đang bị hành nhức nhối. Phía sau bếp, vợ Hận thấy khách lạ cũng chạy lên ngồi hóng chuyện: “Em cũng chẳng có việc làm. Chắc đợi ít nữa họ thuê sạ lúa sẽ đăng ký, kiếm năm, sáu chục ngàn một ngày thôi”.

Chẳng ước mơ, cũng chẳng dám làm gì vì mấy năm trước vợ chồng Hận đã bán đứt 4 ha đất do bố mẹ có được từ hành trình khai khẩn vùng đất mới. Tại sao bán? Hận bảo: Trồng cây con gì cũng thất bại, đi làm thuê cho khỏe, vì thế giờ đụng đến chuyện làm kinh tế là cứ y như người mù không thấy đường.

“Anh bảo vay vốn chính sách ưu đãi để làm ăn, nhưng nói thật em chẳng biết làm gì cả”. Hận đổ thừa rằng, vùng đất này khó thay đổi được số phận bởi: “Đất của em làm vụ lúa nào là thất vụ đó, chuột phá dữ dội, sâu bệnh liên miên, có vụ chỉ mót được 4 giạ lúa trên 4 ha thôi”. Vậy là tiền bán đất một phần trả nợ, còn lại gia đình Hận chẳng đầu tư gì mà đem ra xài sạch bách. Đất mất, tiền hết, suốt mấy năm nay có ai gọi thì vợ chồng Hận đi làm thuê kiếm sống, còn rảnh thì lại… zô zô bên chén rượu đắng ngắt và trở thành một trong những hộ nghèo nhất xã dù vợ chồng Hận chưa có con.

Anh chàng này còn thổ lộ: Từ bé đã thấy mấy bác, mấy anh trong xã nghèo quay quắt nhưng vẫn ngồi nhậu tối ngày, vì thế món rượu đế dần dà cũng trở thành một phần tất yếu của đám trai làng mới lớn lúc nào chẳng hay.

"Thiếu chí hướng"

Chuyện buồn này không chỉ có Hận, hàng chục hộ thuộc diện nghèo kiết xác của xã Vĩnh Châu B trước đây đều từng sở hữu đất và có cuộc sống ổn định. Nhưng cũng vì cái lý do đất đai vùng phèn mặn, lũ lụt liên miên chẳng thể “nở hoa”, cuối cùng họ tự đưa mình vào cái cảnh trắng tay theo kiểu Nam bộ: Không ci cóp, tích lũy, có bao nhiêu là cứ… xài tới bến! Vì thế, bà Nguyễn Thị Mừng từng có 4 ha đất, ông Võ Văn Vàng từng có 2 ha đất trồng lúa, nhưng rồi cũng bán đứt cho người ta và trở thành những hộ nghèo… có tiếng.

Đặc biệt, ông Hồ Văn Xem (ngụ ấp 2) trước đây từng là người “vai vế” trong xã khi sở hữu tới 10 ha đất từ công cuộc chinh phục vùng đất mới, vậy mà rồi đất cũng bán, tiền cũng xài hết và trở thành “hộ nghèo dưới chuẩn”.

Những ngày lang thang ở vùng đất heo hút này, chúng tôi nhận thấy người nghèo ở đây rất giống nhau về những tính cách… dở. Anh cán bộ xã Vĩnh Châu B đi với chúng tôi nói rát: “Nhiều hộ từng có đất, đừng có đổ thừa không có vốn liếng gì để mần ăn. Chung quy cũng chỉ vì thiếu chí hướng, lao động theo thời vụ, một năm làm vài tháng còn lại cứ loay hoay ở nhà, hết nhậu lại thở vắn than dài, chẳng thấy tiếc thời gian, bảo sao đất không phụ họ. Vì thế ở cái xã này, nhiều người đã phải còng lưng làm thuê ngay trên mảnh đất của chính mình”.

Tuy nhiên, anh cán bộ cũng thừa nhận, đa phần nông dân khi rơi vào cảnh nghèo lại không được đào tạo nghề, kiến thức không có, vì thế chỉ biết lấy chân tay, sức lực, gập lưng làm thuê sống qua ngày. Ở vùng đất có tới 4 tháng nước lũ ngập trắng đồng, cái khó mà không ló được cái khôn, quả thực cuộc sống hết sức cam go.

Dù gì đi nữa, chuyện nông dân bán đất xài hoang rất khó bao biện. Còn những hộ nghèo chưa bao giờ có “mảnh đất cắm dùi” thì câu chuyện của họ thế nào?

Trong ngôi nhà nền đất nứt loang lổ, mái tôn hoen rỉ nóng hầm hập, ông Đặng Thanh Liêm (ấp Rạch Mây, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng) đang ngồi nhậu chay một mình trên chiếc bàn gỗ cũ kỹ, cáu bẩn. Ngay khi an vị ngay giữa nhà, chúng tôi ngạc nhiên khi thấy vài tia nắng gay gắt buổi trưa vẫn chạy lọt qua những lỗ thủng trên mái tôn đâm sầm vào mặt khách. Tỏ vẻ ái ngại, ông Liêm giải thích: “Nhà nước cho nợ 10 triệu tiền nền nhà và vay 9 triệu để dựng đấy nhưng giờ mái hư hết rồi, trời mưa nước cứ chảy vào nhà không hà”.

Thấy chúng tôi tỏ vẻ xót xa, vị cán bộ xã đi cùng liền rỉ tai: “Mấy ông này ỉ lại lắm, thời gian uống rượu thì có, còn mấy cái lỗ thủng trên mái nhà của gia đình thì chẳng khắc phục được là cớ làm sao. Chắc đợi chúng tôi đến làm giùm chắc?!”. Vị này còn khẳng định: “Ông Liêm không có đất, phải ở mé sông nên được Nhà nước cho vay 19 triệu tiền nhà, giờ chưa thu lại được đồng nào. Còn Hội Phụ nữ xã cũng ưu ái gom góp cho mượn 5 triệu để chăn nuôi nhưng giờ cũng chẳng thấy nuôi con gì cả”.

Ba đời gia đình Hiền vốn dĩ nghèo rớt vì nổi tiếng là đông con. Hiền còn có tới 8 anh chị em nữa cũng sống loanh quanh trong xã, cũng nghèo khó, nợ nần và quẩn quanh với một đàn con nheo nhóc đói, gầy và thiếu ánh sáng tương lai…

Vậy là Nhà nước có quan tâm nhưng ông Liêm chẳng thể thoát nghèo. Hai vợ chồng chỉ đi sạ lúa, phun thuốc, phơi thóc khoảng 4 tháng vụ Đông Xuân, thời gian dằng dặc còn lại, ông cứ ngồi nhà nhậu, ở đâu gọi thì làm, còn nợ nần đeo bám thì ông cứ… mặc kệ. Cũng vì thế, cuộc sống của gia đình nghèo xơ xác này giờ chẳng khá giả hơn gì thời còn ở túp lều nát mé sông. Có khác là vợ chồng ông đeo thêm gánh nợ tới 24 triệu đồng cộng lãi mẹ đẻ lãi con!

Cũng là “con nợ”, hộ nghèo dưới chuẩn Nguyễn Thanh Hiền (ấp Rạch Mây, xã Tuyên Bình) đang lo sốt vó không biết lấy tiền ở đâu để trả nợ khi kỳ thanh toán sắp đến gần. Trong căn nhà xác xơ, ẩm mốc, hai vợ chồng Hiền và 3 đứa con gầy nhẳng, xanh rớt ngồi quay quanh chúng tôi kể lể: “Số nợ 19 triệu ngân hàng chính sách huyện cho vay cất nhà, giờ tụi em chẳng biết tính sao. Cuối năm nay bắt đầu trả nợ và tính lãi mà giờ chẳng có việc để làm. Nếu cứ thế, chắc tụi em lại xin xã cho ra… bờ sông cất lều ở tạm”.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm