| Hotline: 0983.970.780

An Giang đẩy mạnh cơ giới hóa ngành hàng nông nghiệp chủ lực đến năm 2030

Thứ Ba 17/05/2022 , 14:08 (GMT+7)

An Giang An Giang đang đẩy mạnh phát triển cơ giới hóa đồng bộ, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng, loại cây trồng, vật nuôi.

Cơ giới hóa trong nông nghiệp giúp tăng hiệu quả và tiết giảm nhiều chi phí. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cơ giới hóa trong nông nghiệp giúp tăng hiệu quả và tiết giảm nhiều chi phí. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phát triển cơ giới hóa cho các ngành hàng nông nghiệp chủ lực đến năm 2030.

Theo đó, năm 2030 phấn đấu có 5-7 mô hình trình diễn ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất các mặt hàng chủ lực của tỉnh như: Xây dựng chính sách đặc thù về áp dụng công nghệ mới. Phát triển cơ giới hóa tại các vùng chuyên canh quy mô lớn cơ bản hình thành và hoạt động có hiệu quả các Tổ hợp tác, Hợp tác xã cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về cơ giới hóa, tự động hóa phục vụ sản xuất đối với từng ngành hàng chủ lực của tỉnh.

Mức độ cơ giới hóa bình quân sản xuất sản phẩm chủ lực về trồng trọt đạt 95% ở khâu làm đất, 90% khâu gieo trồng, 98% khâu chăm sóc, đạt 100% khâu thu hoạch, 98% khâu vận chuyển, 35% khâu bảo quản. Về cơ sở nuôi đạt 50% (sản xuất giống, nuôi thương phẩm) ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong hoạt động sản xuất. Xây dựng được 11 hệ thống giám sát, quan trắc môi trường nước tự động tại các vùng nuôi thủy sản tập trung tại các huyện, thị xã, thành phố.

Theo ông Trần Anh Thư, trong giai đoạn 2022 – 2030, tỉnh sẽ tập trung phát triển cơ giới hóa cho các ngành hàng nông nghiệp chủ lực. Trong đó lĩnh vực lúa gạo chú trọng đầu tư nghiên cứu ứng dụng và xây dựng các mô hình trình diễn về cơ giới hóa và tự động hóa từ khâu san phẳng mặt ruộng đến bảo quản sau thu hoạch.

Về rau màu tiếp tục hỗ trợ vốn cho nông dân quy mô trang trại, Tổ hợp tác, Hợp tác xã đầu tư nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới phun sương. Nghiên cứu phát triển các loại máy móc phục vụ sản xuất rau màu quy mô nhỏ và vừa. Cụ thể như máy vun luống, máy gieo trồng (tỉa hạt), máy bón phân, máy phun thuốc BVTV, máy thu hoạch cho một số cây trồng chủ lực như đậu nành, bắp, mè.

Đối với cây ăn trái nghiên cứu phát triển các loại máy móc phục vụ sản xuất cây ăn trái quy mô nhỏ và vừa như máy vun luống, máy bón phân, máy phun thuốc, máy thu hoạch cho một số cây trồng chủ lực như xoài và cây có múi. Xây dựng các mô hình trình diễn về cơ giới hóa và tự động hóa từ khâu thiết kế vườn đến gieo trồng, tỉa cành tạo tán, quản lý cỏ dại, tưới tiêu, phun thuốc, bón phân, thu hoạch, rửa, phân loại, sơ chế, vận chuyển và bảo quản sau thu hoạch. Tập trung vào một số loại cây trái chủ lực như xoài, chuối và cây có múi.

  • Tags:
Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.