| Hotline: 0983.970.780

An toàn sinh học và phòng chống dịch bệnh tại trang trại heo của Vissan

Chủ Nhật 10/12/2023 , 09:41 (GMT+7)

Vissan đầu tư khu trang trại chuyên biệt, khép kín, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh với hệ thống chuồng trại hiện đại, được kiểm soát chặt từ ngoài vào trong…

Xí nghiệp chăn nuôi Vissan (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) xây dựng theo công nghệ chuồng kín, nhằm đảm bảo an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Xí nghiệp chăn nuôi Vissan (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) xây dựng theo công nghệ chuồng kín, nhằm đảm bảo an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm sạch, an toàn

Thịt heo Vissan, các sản phẩm từ heo trong suốt nửa thế kỷ qua đã gắn bó với bữa ăn của hàng triệu gia đình Việt. Thế nhưng, heo Vissan được chăn nuôi như thế nào, phòng chống dịch bệnh ra sao để đảm bảo thịt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, thì không phải ai cũng biết.

Đem câu hỏi này trao đổi với ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan), ông tủm tỉm cười và nói: “Chúng tôi luôn nỗ lực, xây dựng và không ngừng cải tiến, tạo ra những sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng. Tất cả các sản phẩm của công ty được sản xuất theo quy trình liên kết khép kín bằng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến hướng đến hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm sạch, an toàn, bền vững “từ trang trại đến bàn ăn”, theo tiêu chuẩn 3F (Feed - Farm - Food).

Đây là mô hình sản xuất theo quy trình liên kết khép kín, đảm bảo chất lượng ở cả ba khâu quan trọng của quá trình tạo ra thực phẩm, bao gồm thức ăn chăn nuôi, môi trường - kỹ thuật chăm sóc và chế biến".

Trong đó, thức ăn chăn nuôi (Feed) được lựa chọn từ những đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi lớn, có uy tín trên thị trường Việt Nam như De Heus; Trang trại chăn nuôi (Farm): áp dụng quy trình khép kín từ khâu heo giống đến khi xuất chuồng, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh trên đàn heo….; Thực phẩm (Food): heo thịt sau khi xuất chuồng được vận chuyển về công ty để giết mổ, pha lóc và được kiểm soát, giám sát chặt chẽ của Chi cục Chăn nuôi Thú y TP.HCM và Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM. Sản phẩm thịt tươi sống được phân phối đến điểm bán bằng xe bảo ôn chuyên dụng nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh tốt nhất, giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.

Cũng theo ông An, để đảm bảo nguồn cung thịt heo cho thị trường, Vissan đã đầu tư xí nghiệp chăn nuôi heo Vissan tại Bình Thuận với diện tích 9 hecta, tổng đàn là 17.000 con heo, trong đó 1.200 con heo nái, cung cấp khoảng 28.600 con heo thịt/năm.

Ngoài ra, Vissan cũng đang đầu tư xây dựng dự án trại chăn nuôi tại Phú Giáo (Bình Dương) với tổng mức đầu tư dự án là 229,7 tỷ đồng, dự kiến tổng đàn khoảng 32.000 con, trong đó có 2.400 con heo nái.

Vị Tổng Giám đốc Vissan cho biết thêm, trong những năm gần đây, khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng, đơn vị đã không ngừng đầu tư sản xuất theo công nghệ hiện đại, tìm kiếm các giải pháp để tạo thêm nhiều sản phẩm tươi sống mới, đa dạng với mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm một cách tối ưu cho người tiêu dùng. Nổi bật là thịt heo thảo mộc.

 

Chuồng heo định kỳ được vệ sinh sạch sẽ.

Chuồng heo định kỳ được vệ sinh sạch sẽ.

An toàn sinh học từ ngoài vào trong

Là người phụ trách mảng chăn nuôi, ông Trần Tâm, Giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi Vissan (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) cho biết, để có được thịt heo đạt chuẩn, heo được tuyển chọn con giống một cách kỹ lưỡng cho quá trình chăn nuôi, đặc biệt heo được nuôi thảo mộc lại càng được lựa chọn kỹ càng hơn. Các con giống đều phải khỏe mạnh, đồng đều như nhau và đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Môi trường sinh sống của đàn heo rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tăng trọng của heo. Vì vậy, hệ thống chuồng trại được xây dựng theo công nghệ chuồng kín với hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp thức ăn tự động cho từng loại heo, hệ thống điều khiển tiểu khí hậu chuồng nuôi, hệ thống thu gom phân và xử lý nước thải biogas đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn chăn nuôi tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường.

“Khu trang trại này được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật (FMD; PRRS…); giấy chứng nhận an toàn dịch tả lợn Châu Phi (ASF) cũng như có đầy đủ tiêu chuẩn về môi trường tốt để chăn nuôi theo quy định”, ông Tâm cho hay.

Hệ thống cung cấp thức ăn tự động, công nhân không tham gia vào quá trình phối trộn cũng như cho heo ăn. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Hệ thống cung cấp thức ăn tự động, công nhân không tham gia vào quá trình phối trộn cũng như cho heo ăn. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo ông Tâm, để kiểm soát dịch bệnh tại trang trại một cách tốt nhất, đơn vị đã áp dụng triệt để an toàn sinh học từ ngoài vào trong. Thực hiện kiểm soát an toàn vành đai bao quanh bởi hàng rào tường cao trên 2 mét không có lỗ hang thông từ trong trang trại với bên ngoài, cổng kín ngăn cản nguồn xâm nhập bên ngoài vào xí nghiệp và khu sản xuất chăn nuôi.

Với đặc thù là một trang trại chăn nuôi heo, ngay từ những ngày trước khi dịch Covid-19 xảy ra, cho đến khi thực hiện “ba tại chỗ” vì Covid-19, và kể cả cho đến hiện nay, tất cả người lao động tại đây đều ở lại trang trại.

“Một tháng người lao động được nghỉ 4 ngày Chủ nhật, sẽ cộng dồn và nghỉ 4 ngày để ra khỏi khu chăn nuôi về với gia đình. Hết 4 ngày nghỉ, họ quay trở lại trang trại và sẽ phải cách ly 2 ngày tại “vùng đệm”.

Cán bộ, công nhân viên, khách tham quan, tài xế… ra vào Xí nghiệp đều thực hiện nghiêm túc tiêu độc khử trùng, chiếu tia UV… và được ghi chép sổ sách theo dõi hàng ngày, người liên hệ tuyệt đối tuân thủ khai báo đầy đủ thông tin đến. Hệt như bộ đội vậy!

Toàn bộ quần áo định kỳ của người lao động đều giặt bằng máy ở nhiệt độ 90 độ C.  Tất cả vật dụng, trang thiết bị… đều phải khử trùng và khai báo rõ chính xác nguồn gốc nơi đến. Phương tiện ra vào cổng, tuân thủ vệ sinh tiêu độc khử trùng ngay ở các cổng ra vào. Ngay khu vực bên trong xí nghiệp cũng hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa các bộ phận, hạn chế đi lại từ khu này sang khu kia.

Đó là cách mà chúng tôi duy trì suốt thời gian qua để đảm bảo an toàn dịch bệnh, đảm bảo đàn heo được kiểm soát một cách tốt nhất, heo khỏe, cho chất lượng thịt tốt nhất, phục vụ người tiêu dùng”, Giám đốc xí nghiệp chăn nuôi Vissan chia sẻ.

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật khi đưa heo từ Bình Thuận về TP.HCM giết mổ.

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật khi đưa heo từ Bình Thuận về TP.HCM giết mổ.

Theo ông Trần Tâm, an toàn sinh học phải gắn liền với an toàn dịch bệnh. Vì vậy, trung gian gây bệnh như chuột, gián, ruồi, chim, các loại côn trùng khác... đều phải tiêu diệt tận gốc. “Không được nuôi bất kỳ con gì ngoài con heo, mới đảm bảo an toàn dịch bệnh một cách tối ưu”, ông Trần Tâm nói.

Không chỉ vậy, trang trại chăn nuôi của Vissan còn được trang bị hệ thống chăn nuôi hiện đại, chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, mỗi dãy chuồng đều có 1 nhiệt kế để đo nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi, theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với đàn heo theo lứa tuổi, hệ thống giải nhiệt, quạt hút vệ sinh làm sạch thường xuyên, đảm bảo sạch sẽ. Điều này giúp cho môi trường nuôi heo được ổn định, không quá lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trọng của heo.

Nguồn nước làm mát cho heo cũng phải đảm bảo được xử lý clorin, định kỳ vệ sinh bể chứa, ống dẫn nước lúc trống chuồng không có vật nuôi. Nước uống phải đảm bảo sạch và đầy đủ cho đàn vật nuôi, nước giếng phải qua xử lý clorin an toàn, hàng ngày phải phân công giám sát kiểm tra hệ thống bơm, đường ống dẫn. Định kỳ 3 tháng 1 lần lấy mẫu nước kiểm tra chỉ số vi sinh và các chỉ tiêu khác theo quy định Bộ NN-PTNT ban hành.

Để đảm bảo đàn heo khỏe mạnh, ông Trần Tâm cho biết, đơn vị thực hiện nghiêm ngặt quy trình vacxin phòng bệnh như dịch tả, ecoli, FMD, ghẻ, APM7, PRRS, Aujeszky, KST-Fenbendazol, Circo… trên heo theo từng lứa tuổi.

Heo đạt chuẩn được đưa về nhà máy giết mổ của Vissan tại TP.HCM dưới sự giám sát của lực lượng thú y. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Heo đạt chuẩn được đưa về nhà máy giết mổ của Vissan tại TP.HCM dưới sự giám sát của lực lượng thú y. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Việc kiểm soát lây nhiễm chéo trong khu vực sản xuất chăn nuôi cũng được kiểm soát nghiêm ngặt. Khu vực sản xuất chăn nuôi được bố trí cùng vào cùng ra theo từng nhóm heo, tuần tuổi. Đối với những trường hợp vật nuôi có dấu hiệu bệnh được phát hiện sớm, tách ra khỏi đàn đưa vào ô cách ly điều trị; trường hợp có xác chết phải kịp thời phát hiện đưa ra khỏi ô chuồng di chuyển dưới luồng gió không nhiễm ngược lại cho heo khỏe và tiến hành di chuyển khu xử lý để tiêu hủy…

Có thể nói, với việc kiểm soát nghiêm ngặt, cũng như sự tuân thủ trong công tác phòng chống dịch bệnh, đã giúp cho trại heo của Vissan trong thời gian qua không xảy ra tình trạng bệnh dịch tả heo châu Phi trên đàn heo. Từ đó, giúp heo khỏe mạnh và cho ra những dòng sản phẩm thịt heo và sản phẩm từ heo chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để mở rộng nguồn cung, Vissan đẩy mạnh chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu heo hơi theo hướng liên kết, hợp tác nguồn nguyên liệu heo hơi với các đơn vị chăn nuôi lớn, uy tín, có truy xuất nguồn gốc, đạt các tiêu chuẩn chăn nuôi VietGAP nhằm đảm bảo nguồn heo hơi ổn định trong dài hạn.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.