| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu quy hoạch vùng nuôi chim yến

Thứ Hai 18/07/2022 , 09:21 (GMT+7)

Bạc Liêu vừa thông qua Nghị quyết quy định vùng, khu vực được nuôi chim yến và vùng, khu vực không được nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh.

Ngày 15/7, tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về 'Quy định vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu'. Ảnh: Quốc Việt.

Ngày 15/7, tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về “Quy định vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”. Ảnh: Quốc Việt.

Tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về “Quy định vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”.

Theo Nghị quyết được HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa thông qua, vùng, khu vực không được phép nuôi chim yến trên địa bàn TP Bạc Liêu gồm các phường (F): F1, F3, F5, F7 và F2 (thuộc khóm 1, khóm 2, khóm 4 và một phần khu vực khóm 3 - phía đông kênh 30/4).

Phường Nhà Mát toàn bộ khu vực khóm Đầu Lộ, khóm Đầu Lộ A, khóm Nhà Mát, khóm Bờ Tây (khu Quán âm phật đài), tuyến đường Trường Sa và F8 (trừ khu vực khóm Trà Kha B).

Tại TX Giá Rai gồm các khu vực ở F1 (bao gồm các khóm: 1, 2, 4, và 5), phường Hộ Phòng (các khóm: 1, 2 và 5) và phường Láng Tròn (các khóm: 1, 2 và 3).

Tại huyện Phước Long gồm các khu vực ở TT Phước Long thuộc các ấp: Nội Ô, Long Thành, Long Hòa, Long Hậu và Hành Chính. Huyện Đong Hải gồm các khu vực ở TT Gành Hào thuộc các ấp: 1, 2, 3 và 4 (trừ một phần vùng ven giáp ranh ấp 4 với ấp 5 (từ cầu Chà Là đến cầu Gạch Cốc). Ngoài ra, còn TT Châu Hưng của huyện Vĩnh Lợi, TT Hòa Bình của huyện Hòa Bình và TT Ngan Dừa của huyện Hồng Dân.

 Vùng, khu vực được nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến. Quốc Việt.

 Vùng, khu vực được nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến. Quốc Việt.

Theo quy định này, khu vực không được phép nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh phải cách khu đô thị, khu dân cư, khu tái định cư; khu vực gần bệnh viện, trường học, trụ sở cơ quan, công trình công cộng, cơ sở sản xuất; các công trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch hoặc đã có chủ trương đầu tư trên các địa bàn còn lại dưới 300m.

Khu vực nuôi chim yến là vùng, khu vực nằm ngoài vùng, khu vực không được nuôi chim yến quy định tại Điều 3 Nghị quyết.

Vùng, khu vực được nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến và phải thực hiện đúng quy định tại khoản 2, Điều 25 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

Đồng thời, vùng, khu vực được nuôi chim yến phải bảo đảm phù hợp tập tính hoạt động của chim yến, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, không gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân tại khu vực nuôi chim yến.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khẳng định: Nghề nuôi chim yến ở tỉnh Bạc Liêu bắt đầu từ năm 2004 và phát triển rất nhanh trong vài năm gần đây. Số nhà yến toàn tỉnh bắt đầu tăng dần qua các năm, đến nay đã có hơn 1.500 nhà yến được xây dựng.

“Thực tế trên địa bàn tỉnh, hoạt động nuôi chim yến đang phát triển chủ yếu là do người dân tự phát xây dựng, đa số tại các khu đô thị, khu dân cư (chiếm trên 90%), kể cả nhà ở, nhà nuôi yến cùng tồn tại trong một căn nhà, nguy cơ lây lan dịch bệnh, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường là rất lớn,... làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng, cảnh quan đô thị gây bức xúc và cử tri một số địa phương trong tỉnh phản ánh”, ông Thiều nhận định.

Xem thêm
Kinh nghiệm phòng bệnh ở xã có diện tích thủy sản lớn nhất Hà Nội

Xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội có tới 475ha thủy sản, trong đó riêng HTX Thủy sản Trầm Lộng đã có trên 170ha với hơn 70 thành viên.

Nữ kỹ sư giúp người dân thoát nghèo nhờ cây tía tô bản địa

Lào Cai Với hơn 30ha tía tô cùng 20 sản phẩm đa dạng, chị Trần Anh Xuân đã tiên phong đưa cây tía tô bản địa thành cây giúp bà con thoát nghèo.

Chọn tạo giống cà chua lai năng suất cao, kháng bệnh xoăn vàng lá

Qua quá trình chọn tạo, một số giống cho năng suất vượt 70 tấn/ha, phù hợp với đồng đất phía Bắc và chống chịu cao với virus xoắn vàng lá.