| Hotline: 0983.970.780

Bẫy chim yến để làm gì?

Thứ Bảy 14/05/2022 , 15:40 (GMT+7)

Nông nghiệp Việt Nam đã có bài viết phản ánh: ‘Báo động vấn nạn bẫy chim khiến đàn yến suy giảm mạnh’, vậy mục đích bẫy chim yến để làm gì?

Ba mục đích chính bẫy chim yến

Ông Phạm Duy Khiêm, Chủ tịch Hội Yến sào tỉnh Phú Yên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam cung cấp cho chúng tôi clip được hội viên của Hiệp hội Yến sào Việt Nam quay vào tháng 5/2021 tại tỉnh Đồng Nai. Trong clip này có hàng trăm con chim yến bị nhốt trong lồng sắt cất tiếng kêu éc éc thảm thiết. Đều đáng nói, nhiều con chim yến đang trong thời kỳ đẻ trứng nhưng chẳng còn cơ hội để hòan thành sứ mệnh của vòng đời.

Nhiều con chim yến bị bắt nhốt vào lồng được quay ở tỉnh Đồng Nai. Clip do ông Khiêm cung cấp. 

Một clip khác được thành viên Hội Yến sào tỉnh Phú Yên quay vào tháng 5/2022 tại phường 9, TP Tuy Hòa (Phú Yên) khi một người đàn ông đã bẫy được rất nhiều loại chim, trong đó có cả chim yến đang giãy giụa trong túi lưới và chiếc lồng. Do bị quay phim nên người đàn ông trong clip này đã có hành động phản đối và đe dọa người quay phim.

Vậy mục đích bẫy chim yến để làm gì? Ông Khiêm nói có 3 vấn đề phát sinh bẫy chim yến. Một là những người vì mưu sinh nên bẫy chim sẻ, chim cuốc và các loại chim hoang dã khác để bán xẻ thịt lấy tiền. Nhưng do những loài chim này bây giờ dường như cạn kiệt, sinh sản không kịp để bắt nên họ chuyển qua bẫy luôn chim yến.

Ông Khiêm cho biết, có 3 vấn đề bẫy bắt chim yến. 

Ông Khiêm cho biết, có 3 vấn đề bẫy bắt chim yến. 

Khi bẫy chim yến như vậy người ta không nói chim yến, vì thực chất thịt chim này không ngon, ăn khét như chim cò. Để đánh lừa “đội lốt” chim sẻ họ bán sẽ vặt lên lông đi, chứ để lông người ta biết sẽ không mua. Và, nhiều hàng quán “mắt nhắm mắt mở” vẫn mua chim yến vì không có chim sẻ để bán.

Hai là người ta bẫy chim yến vì ganh ghét, đố kỵ vì thấy hộ xung quanh xây nhà yến thu hoạch sản phẩm làm giàu. Nhưng họ bẫy chim không phải bán, chim có dính lưới cũng để đó chứ không có gỡ.

Ba là, một nhóm “vô công rồi nghề” không có việc gì làm thấy nhà chim yến về nhiều, họ cố tính giăng lưới bẫy chim để chủ nhà yến thấy, từ đó lấy tiền bảo kê.

Nhiều chim yến bị bẫy bắt.

Nhiều chim yến bị bẫy bắt.

“Trong 3 vấn đề bẫy chim trên, nguy hiểm nhất là những người bẫy chim mưu sinh chuyên nghiệp. Hiện số lượng người bẫy chim trên toàn quốc rất lớn, ước lượng mỗi ngày chim bị tận diệt trên 5.000 con đến 10.000 con”, ông Khiêm nói và cho biết, họ bẫy chim bằng lưới tàng hình có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lưới này mỗi tấm dài 4m, cao 1,5m, giá chỉ 160 ngàn đồng và nếu bẫy dính từ 70-80 con chim.

“Giá trị một con chim yến trong ngành yến sào từ 6-12 triệu nhưng săn bán thịt chỉ 7 ngàn đồng”.

Đó là chia sẻ của ông Khiêm về vòng đời của con chim yến làm lợi khi làm tổ yến. Như vậy nếu mỗi ngày với hàng ngàn con chim yến bị bắt thì thiệt hại cho ngành yến sào là vô cùng lớn.

Vòng đời của một con chim yến mang lợi nhuận cho ngành yến sào.

Vòng đời của một con chim yến mang lợi nhuận cho ngành yến sào.

Theo ông Khiêm, trước năm 2019, chim yến vốn là động vật hoang dã thì theo luật tất cả liên quan đến chim yến sẽ không được sử dụng buôn bán. Tuy nhiên từ năm 2019, chim yến được Chính phủ đưa về là động vật nuôi nhằm mục đích xuất khẩu sản phẩm tổ yến thì nhiều người bắt chim yến vì không còn loài động vật hoang dã. Mặc dù đã có Nghị định 13 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 và Nghị định 14 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 20/4/2021 đã có chế tài xử phạt từ 10-15 triệu đồng khi săn bắt, dẫn dụ chim yến vào mục đích khác ngoài mục đích nuôi chim yến để khai thác tổ yến hoặc nghiên cứu khoa học.

Chim yến đội lốt chim sẻ bị bán thịt ở tỉnh Đồng Nai được chụp vào năm 2020. Ảnh: Ông Khiêm cung cấp.

Chim yến đội lốt chim sẻ bị bán thịt ở tỉnh Đồng Nai được chụp vào năm 2020. Ảnh: Ông Khiêm cung cấp.

Cũng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Yến sào Việt Nam, từ khi có Nghị định bảo vệ chim yến. Có nhiều địa phương đã vào cuộc quyết liệt để bảo vệ chim yến, chẳng hạn như Phú Yên.

Cụ thể, tỉnh này đã có văn bản 2703 chỉ đạo các Sở ban ngành đều vào cuộc, ngay cả Bộ đội Biên phòng cũng phối hợp liên quan xử lý vấn đề bẫy bắt chim yến, vận chuyển buôn bán chim yến hay các động vật hoang dã khác trái phép. Sắp tới phía Hội Yến sào tỉnh Phú Yên cũng sẽ phối hợp cơ quan liên quan thành lập tổ liên ngành kiểm tra săn bắt bẫy chim, quán ăn, quán nhậu bán thịt chim. Nếu phát hiện buôn bán chim hoang dã sẽ bị xử phạt răn đe.

Đối với những người bẫy chim mưu sinh, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền để họ biết việc bẫy chim yến là vi phạm. Từ đó để họ chuyển nghề hoặc ít nhất giảm bắt chim hoặc nếu bẫy dính chim yến thì người ta gỡ ra thả về thiên nhiên.

Cách phân biệt thịt chim yến và chim sẻ

Theo ông Khiêm, chim yến là loài bay hàng trăm cây số hàng ngày không nghỉ nên chúng cần thân hình nhỏ. Do đó điểm khác biệt đầu tiên là chim yến có thân hình nhỏ hơn chim sẻ. Bên cạnh đó chim yến không đậu cành cây như chim sẻ mà chỉ đu bám như những con dơi. Vì vậy các ngón chân chim rất dài (các ngón chân chụm lại) so với chim sẻ. Ngoài ra, đùi chim yến cũng to hơn đùi chim sẻ. Những người có kinh nghiệm rất dễ nhận biết hai loại chim này.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm