| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau, Bạc Liêu: Công bố hết dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Sáu 10/04/2020 , 09:51 (GMT+7)

Hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vừa công bố hết dịch tả lợn Châu Phi.

Tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, vừa công bố hết DTLCP trên địa bàn. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, vừa công bố hết DTLCP trên địa bàn. Ảnh: Trọng Linh.

Tại Bạc Liêu, Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành quyết định số 490, về việc công bố hết dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên địa bàn.

Theo đó chủ tịch UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT Bạc Liêu, chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở ngành đơn vị chức năng có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục theo dõi kiểm tra giám sát dịch bệnh DTLCP, báo cáo kịp thời tình hình và diễn biến dịch bệnh phát sinh mới trên địa bàn tỉnh nếu có.

Hiện tổng đàn lợn của tỉnh khoảng 112.000 con, giảm hơn 50% so với cùng kỳ. Sau khi công bố hết dịch bệnh nhu cầu tái đàn lợn trong dân đang tăng mạnh trở lại, nhờ đó sản lượng lợn hơi, lợn thịt đủ cung ứng cho thị trường.

Theo ghi nhận tại Bạc Liêu hiện giá thịt lợn vẫn đang ở mức cao, khoảng 100.000 đồng/kg. Ảnh: Trọng Linh.

Theo ghi nhận tại Bạc Liêu hiện giá thịt lợn vẫn đang ở mức cao, khoảng 100.000 đồng/kg. Ảnh: Trọng Linh.

Còn tại Cà Mau, tính đến nay có 82 xã, phường trên địa bàn đã qua 30 ngày không xảy ra ổ dịch mới, đủ cơ sở để công bố hết dịch.

DTLCP xuất hiện tại tỉnh Cà Mau từ cuối tháng 5/2019. Từ khi xảy ra dịch tới nay, tổng số lợn buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh là khoảng 11.600 con, với tổng trọng lượng trên 746 tấn.

Trong khi chờ Bộ Tài chính thẩm định nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, trước mắt Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất chủ trương hỗ trợ ngân sách các huyện, TP Cà Mau 90% tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do bệnh DTLCP, với số tiền hơn 18,6 tỷ đồng.

Trước đó, tỉnh Cà Mau đã chi trên 40 tỷ đồng cho công tác chống dịch và hỗ trợ hộ nuôi có lợn phải bị tiêu hủy do dịch bệnh. Đến nay, đã tái đàn thêm được 116.800 con lợn. 

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.