| Hotline: 0983.970.780

'Bác sĩ khùng' mang quân hàm xanh của ngư dân Hải Vân

Thứ Tư 09/05/2018 , 14:15 (GMT+7)

Mười năm qua, người dân làng biển Kim Liên, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã quá quen với hình ảnh người y sĩ mang quân hàm xanh ở Đồn Biên phòng Hải Vân. Nhiều người vẫn gọi đùa anh là bác sĩ…khùng bởi những việc làm chẳng giống ai.

15-36-19_nh_1
Mười năm nay, y sĩ Ninh Công Khánh vẫn miệt mài chăm sóc sức khỏe cho người dân làng biển Kim Liên


Niềm vui

Đầu giờ chiều, ông Trần Đức Hai (62 tuổi, trú tổ 12, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) khó nhọc chống lưng, bước đôi chân tập tễnh đến Nhà sinh hoạt cộng đồng, Khu dân cư văn hóa biển Kim Liên, tìm đại úy, y sĩ Ninh Công Khánh cầu cứu. Hơn 40 năm dọc ngang khắp các vùng biển để tìm tôm cá, sức khỏe của ông đang có dấu hiệu đi xuống.

“Hôm qua tham gia kéo mẻ lưới ngay cửa biển, không ngờ cái lưng và chân, tay đau dữ dội. Phải chạy ra nhờ anh Khánh xem thế nào chứ cứ đà này làm sao mà lên thuyền đi làm ăn tiếp đây”, ông Hai lo lắng. Sau gần nửa giờ nằm yên trên chiếc giường xếp và được anh Khánh chăm sóc, điều trị bằng phương pháp đông y, ông Hai đứng phắt dậy, vươn vai. “Hết đau rồi, đã quá anh Khánh ơi”, ông mừng rỡ.

Y sĩ Khánh là cán bộ quân y của Đồn Biên phòng Hải Vân làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương tại đây từ năm 2008. Phần lớn người dân nơi đây đều sống bằng nghề đi biển, số còn lại cũng là lao động phổ thông nên đời sống vẫn còn nhiều khó khăn. Những cơn đau về xương khớp, cột sống trở thành nỗi ám ảnh, hành hạ họ mỗi ngày, đặc biệt là người lớn tuổi.

Phòng khám quân dân y trở thành điểm đến cần thiết, kịp thời giải tỏa những cơn đau mà người dân phải đối mặt. Cứ đều đặn các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, những bệnh nhân tập trung trước nhà sinh hoạt cộng đồng để được chăm sóc sức khỏe. “Chúng tôi ở đây vừa xa trung tâm, lại vừa khó khăn, thiếu thốn. Nên cứ trong người cảm thấy khó chịu, đau nhức là đi tìm chú Khánh ngay”, bà Trần Thị Nông (59 tuổi, trú tổ 12, phường Hòa Hiệp Bắc) chia sẻ.

5 năm nay, bà Nông là bệnh nhân quen thuộc của phòng khám quân dân y. Căn bệnh gai cột sống cổ, lưng, viêm khớp do những tháng năm dầm mình trong nước biển và lao động nặng nhọc đã khiến bà khổ sở lúc về già. Phương pháp điều trị tác động cột sống, vật lý trị liệu mà anh Khánh áp dụng bấy lâu nay giúp bà dễ dàng hơn trong di chuyển, sinh hoạt.
 

Lưu luyến

Ông Nguyễn Văn Tá (tổ trưởng tổ 20) năm nay đã 70 tuổi, nửa đùa nửa thật khi kể chuyện về y sĩ Khánh: “Nếu chú Khánh có chuyển đi đâu thì chúng tôi cũng kêu về lại cho bằng được. Chứ chú ấy đi rồi thì ai chăm sóc sức khỏe cho mọi người ở đây”.

Tháng 12/2015, y sĩ Ninh Công Khánh được điều động về nhận nhiệm vụ tại Bệnh xá Biên phòng thành phố (phường Mân Thái, quận Sơn Trà). Những bệnh nhân một đời lam lũ nơi làng biển Kim Liên dường như đã không quen được sự thay đổi này. “Mấy tháng sau, bà con viết đơn tập thể, trình bày nguyện vọng với Đồn Biên phòng Hải Vân để xin chú Khánh về lại, tiếp tục khám, điều trị cho bà con”, ông Tá nhớ lại.

Y sĩ Ninh Công Khánh đã mướn ngôi nhà bà Nguyễn Thị Gia (trú tổ 8) để tiếp tục khám bệnh, điều trị cho người dân. Sau giờ làm mỗi ngày tại Bệnh xá, y sĩ Khánh lại chạy xe hơn 20km về với bà con Kim Liên. “Cứ về tới là thấy bà con ngồi chờ trước hiên nhà. Thực tế đó là động lực khiến mình dù có bận rộn đến mấy cũng không thể xa nơi này được”, y sĩ Khánh chia sẻ.

15-36-19_nh_2
Ảnh: Nguyên Nguyên

Căn nhà nhỏ bé nằm lọt trong con hẻm tổ 8 luôn tấp nập vào cuối ngày. Bệnh nhân đông, trải chiếu ra cả dọc hành lang nhà để được chăm sóc. Cũng có những đêm trăng soi vằng vặc, những câu chuyện đời, chuyện biển của ngư dân lại thêm một lần được nhắc nhớ. Những ký ức vụn vặt, không tên của bao phận người cứ thế được thổ lộ một cách mộc mạc, chân thật nhất. Buổi khám, chữa bệnh vì thế có khi kéo dài tới tận khuya.

Tháng 7/2016 y sĩ Khánh lại được bố trí về công tác lại Đồn Biên phòng Hải Vân. Tình cảm người y sĩ mang quân hàm xanh với bà con miền biển càng trở nên thắm thiết. Mỗi bệnh nhân tìm đến đều được anh khám, điều trị, tư vấn kỹ lưỡng và phát thuốc miễn phí. Do cơ sở không đủ điều kiện cấp thuốc BHYT nên anh Khánh cùng các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hải Vân phải ngược xuôi tìm mọi cách để có nguồn thuốc miễn phí cung cấp cho người bệnh. Ngoài cơ số thuốc mà đơn vị được nhận, các cán bộ, chiến sĩ thường xuyên quyên góp ngày lương, kêu gọi vận động từ bên ngoài.

Bên cạnh tủ thuốc cấp phát miễn phí là chiếc tủ thuốc anh Khánh tự đóng để bán thuốc khi người dân có nhu cầu. Dù bất cứ bệnh gì, mỗi đơn thuốc anh chỉ lấy giá…15.000 đồng cho 2 ngày uống. Tủ thuốc đồng giá này là phao cứu sinh cho hàng trăm bệnh nhân nghèo tại đây. Có những căn bệnh như viêm khớp, rối loạn tiền đình phải dùng thuốc điều trị có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn nhưng khi gặp y sĩ Khánh, gánh nặng về kinh tế dường như đã được trút bỏ hoàn toàn. Cứ mỗi tháng một lần, anh lại xuôi xuống phố để mua các loại thuốc cần thiết về bổ sung với tổng trị giá khoảng 15 triệu đồng.

Khi bệnh nhân cuối cùng rời khỏi giường bệnh, anh Khánh lại vội vội vàng vàng thu dọn đồ nghề để “chạy sô” cho kịp với lời hứa với cụ cao niên. Ở phía bên kia đường, ngay tại nhà sinh hoạt cộng đồng tổ 8, có gần chục bệnh nhân lớn tuổi đang chờ đợi. "Điểm khám bệnh này mới mở để thay thế cho chỗ mình mượn nhà bà Gia trước đó nhằm phục vụ cho những bệnh nhân lớn tuổi, họ không thể đi ra ngoài này khám, điều trị được. Các cụ không tìm mình thì mình đi tìm các cụ vậy”, Khánh nói.

Men theo con đường bê tông chạy dọc chân sóng, nơi có rặng phi lao đang rì rào trước gió, anh tấp vội vào nhà chị Nguyễn Thị Thanh Hiền (trú tổ 28), đang khó nhọc nhích từng bước chân. Năm 2006, Hiền bị tai nạn giao thông, nằm một chỗ. Năm 2012, chị Hiền được điều trị tiếp, khi anh Khánh tình cờ biết được hoàn cảnh trong một lần đi ngang nhà. Sau nhiều năm điều trị, chị Hiền đã có thể tự lo cho bản thân, chống gậy đi lại được.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.