| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện thành công của trái khóm Tân Phước

[Bài 3] - Tạo thương hiệu cho trái khóm vươn xa

Thứ Sáu 29/10/2021 , 08:26 (GMT+7)

Tiền Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP của ĐBSCL, trong đó khóm là 1 trong 7 loại cây trồng được ưu tiên phát triển.

Mô hình vượt trội

Được thành lập từ năm 1999, HTX Nông nghiệp Quyết Thắng là đơn vị sản xuất khóm áp dụng VietGAP đầu tiên của tỉnh Tiền Giang và từng xây dựng nên thương hiệu “Khóm Tân Lập”.

Năm 2009, Cục Sở hữu trí tuệ và Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng khu vực III - Bộ Khoa học và Công nghệ đã trao Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp quy trình VietGAP cho cây Khóm Tân Lập nói chung, HTX Quyết Thắng nói riêng. Chính kết quả đó đã giúp cho vùng đất Tân Lập chuyển mình, đời sống của người dân được khấm khá.

Anh Nguyễn Anh Khoa bên ruộng khóm được canh tác theo quy trình VietGAP của HTX. Ảnh: Minh Sáng.

Anh Nguyễn Anh Khoa bên ruộng khóm được canh tác theo quy trình VietGAP của HTX. Ảnh: Minh Sáng.

Anh Nguyễn Anh Khoa, Giám đốc HTX Quyết Thắng hào hứng cho biết: Từ việc trồng và chăm sóc khóm theo kinh nghiệm, các thành viên và nông dân được hướng dẫn cách chăm sóc khoa học. Trong đó, HTX tiến hành kiểm tra mẫu đất, mẫu nước. Các mẫu quả khóm cũng được kiểm tra dư lượng nitrat, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Các thành viên HTX được học về cách chọn lựa cây giống từ cây con hay từ các mắt khóm. Khoảng cách trồng khóm cũng được đo đạc cẩn thận, không trồng theo cảm tính như trước đây.

Theo anh Khoa, trồng khóm theo tiêu chuẩn VietGAP cho năng suất tăng, quả to hơn, đạt chất lượng để các doanh nghiệp sử dụng làm sản phẩm đóng hộp xuất khẩu. Mỗi quả khóm đều được dán nhãn đạt tiêu chuẩn nên người dùng yên tâm lựa chọn, thị trường được mở rộng dần.

Khóm trồng theo tiêu chuẩn VietGAP cho chất lượng vượt trội. Ảnh: Trần Trung.

Khóm trồng theo tiêu chuẩn VietGAP cho chất lượng vượt trội. Ảnh: Trần Trung.

Khóm của HTX Quyết Thắng hiện đã được cung cấp cho nhiều đơn vị thu mua và có mặt tại nhiều nơi, như chợ địa phương, chợ đầu mối và DN nhằm phục vụ nhu cầu ăn khóm tươi, chế biến khóm đóng hộp, nước ép khóm xuất khẩu. “Nếu trước đây, khóm chỉ thu hoạch một vụ rộ vào tháng 4, tháng 5, thì nay nhờ áp dụng kỹ thuật tiên tiến, các thành viên HTX đã biết cách xử lý cho cây ra quả quanh năm, bảo đảm nguồn cung cho doanh nghiệp chế biến”, anh Khoa chia sẻ.

Từ sản xuất thủ công năng suất khóm của HTX Quyết Thắng mỗi năm đều đạt 1,3 - 1,4 tấn/1.000 m2, nay nhờ ứng dụng quy trình VietGAP, năng suất khóm của HTX tăng hơn từ 1,8 - 2 tấn/1.000 m2. Đặc biệt, giá khóm mỗi vụ tăng hoặc giảm đều được HTX và doanh nghiệp thỏa thuận để hai bên cùng có lợi. Do đó, tính ra lợi nhuận trên mỗi 1.000 m2 đất trồng khóm của HTX đạt khoảng 10 - 12 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng giống

Theo HTX Quyết Thắng, sau 20 năm hoạt động, được địa phương quan tâm hỗ trợ từ quy trình sản xuất đến phân bón, vật tư nông nghiệp, HTX đã không ngừng lớn mạnh và gặt hái rất nhiều thành công.

Từ số lượng xã viên đếm trên đầu ngón tay, đến nay HTX đã có 487 thành viên với tổng diện tích canh tác trên 300 ha. Tuy nhiên, do quá trình canh tác lâu năm, giống khóm đã bị thoái hóa khiến năng suất, chất lượng giảm. Điều quan trọng nhất hiện nay là cần phải thay đổi tư duy sản xuất và cải tiến lại giống khóm để giúp nông dân ổn định hơn.

HTX Quyết Thắng đưa giống khóm MD2 vào sản xuất thử nghiệm. Ảnh: Minh Sáng.

HTX Quyết Thắng đưa giống khóm MD2 vào sản xuất thử nghiệm. Ảnh: Minh Sáng.

Để bà con sống khỏe từ cây khóm, qua tìm hiểu thực tế tại TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng), anh Nguyễn Anh Khoa nhận thấy rõ, cùng cung cấp lượng phân bón như nhau nhưng giống khóm MD2 cho trái to, ít xơ, ngọt, ăn ít rát lưỡi, không gai, đặc biệt là cho năng suất cao.

“HTX đã chúng tôi đã phối hợp với Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh nghiên cứu trồng thí điểm 5 ha trên nền khóm củ. Kết quả ban đầu cho thấy giống mới có màu xanh tốt hơn, trái to từ 1,8 đến 2 kg/trái; giá bán từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg, hiện HTX đang tiến hành nhân giống để trồng đại trà trên khắp HTX”, anh Khoa chia sẻ.

Bước đầu giống MD2 cho kết quả khả quan. Ảnh: Trần Trung.

Bước đầu giống MD2 cho kết quả khả quan. Ảnh: Trần Trung.

Là một doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh đang có nhu cầu nhập khóm tại địa phương về phục vụ cho chuỗi thực phẩm nông sản ngon 3 Miền, qua khảo sát thực tế tại địa phương, anh Hà Ngọc Trung - Giám đốc Công ty cổ phần nông sản ngon 3 miền cho biết: Vùng trồng khóm tại Tân Phước có sản lượng rất ổn định và có khả năng cung ứng cho công ty hàng ngày. Đồng thời, chất lượng và mẫu mã sản phẩm khóm ở đây cũng khá đồng đều, đạt tiêu chuẩn để đưa vào chuỗi thực phẩm ngon 3 Miền, trong đó, giống MD2 được xem sản phẩm giàu tiềm năng để cung cấp cho các cơ sở chế biến xuất khẩu và các cơ sở chế biến trái cây tươi.

“Trước mắt, chúng tôi sẽ tiến hành đặt hàng và ký hợp đồng thu mua tiêu thụ sản phẩm khóm của HTX với số lượng khoảng 1 tấn/ngày. Nếu khách hàng tin dùng chúng tôi sẽ đàm phán trực tiếp với Ban lãnh đạo các HTX để cung ứng nguồn hàng ổn định cho chuỗi thực phẩm ngon 3 Miền đưa đến tay người tiêu dùng.

Để đầu ra sản phẩm khóm không bị bấp bênh, bà con nông dân nên liên kết chặt chẽ với HTX và đảm bảo sản xuất theo quy trình, đạt chất lượng, nhằm cung ứng nguồn hàng ổn định, giúp cho sản phẩm đưa vào chuỗi thực phẩm ngon 3 Miền cũng như các hệ thống siêu thị khác trên TP.Hồ Chí Minh”, anh Trung chia sẻ.

Anh Hà Ngọc Trung (áo trắng sọc) - Giám đốc Công ty cổ phần nông sản ngon 3 Miền tìm hiểu và liên kết cùng người dân trồng khóm Tân Phước. Ảnh: Minh Sáng.

Anh Hà Ngọc Trung (áo trắng sọc) - Giám đốc Công ty cổ phần nông sản ngon 3 Miền tìm hiểu và liên kết cùng người dân trồng khóm Tân Phước. Ảnh: Minh Sáng.

Theo Bà Nguyễn Thị Huỳnh, Trưởng phòng Kỹ thuật - Kế hoạch, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang, khi nhu cầu thị trường ngày một khắt khe, cùng với xu hướng ngày càng sử dụng sản phẩm sạch thì việc tổ chức sản xuất áp dụng theo quy trình VietGAP là việc làm hết sức cần thiết, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hơn nữa, khi có đầu ra ổn định cho sản phẩm sạch, người dân sẽ yên tâm sản xuất theo tiêu chuẩn, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo thu nhập cho người nông dân.

“Khi tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn, người dân sẽ được cung cấp thông tin thị trường, phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng gắn với các chính sách khuyến nông và chuyển giao KH-KT thâm canh. Áp dụng kỹ thuật cao, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ vươn xa ra tầm khu vực và xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Từ đó, góp phần phát triển thương hiệu khóm đặc sản của Tân Phước”, Bà Nguyễn Thị Huỳnh cho biết.

Xem thêm
Xuất khẩu cao su của Việt Nam kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025

Xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2024 đã ghi nhận những kết quả rất tích cực, dù nhu cầu tiêu thụ tại thị trường chủ lực Trung Quốc giảm mạnh.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Long An có thêm 2 điểm giao dịch ngân hàng tự động Autobank

Agribank Long An vừa đưa vào hoạt động 2 máy gửi rút tiền tự động Autobank (CDM) tại chi nhánh huyện Tân Hưng và Châu Thành, mang đến trải nghiệm ngân hàng số hiện đại.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.