| Hotline: 0983.970.780

Đất Cửu Long giữa biến động thị trường

Bài 3: Mã số vùng trồng - Hộ chiếu thanh long xuất ngoại

Thứ Năm 14/07/2022 , 07:25 (GMT+7)

Trước những khó khăn trong việc xuất khẩu trái thanh long, nông dân Long An tiếp tục đẩy mạnh canh tác thanh long chuẩn VietGAP, GlobalGAP, xây dựng mã vùng trồng, mã số doanh nghiệp.

Nông dân, doanh nghiệp vượt khó

Sau hơn 3 năm đeo đuổi, Anh Võ Văn Khanh ở huyện Bến Lức (Long An) đã chuyển đổi toàn bộ 3ha thanh long phổ thông của gia đình sang thanh long hữu cơ. Nhờ đó, thời gian gần đây, khi nhiều nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ thì sản phẩm của anh vẫn vào được thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ...

Vườn thanh long được canh tác hoàn toàn hữu cơ của gia đình anh Khanh. Ảnh: Trần Trung.

Vườn thanh long được canh tác hoàn toàn hữu cơ của gia đình anh Khanh. Ảnh: Trần Trung.

Theo anh Khanh, nhận thấy sản xuất thanh long theo kiểu truyền thống tìm kiếm thị trường khó khăn, chi phí đầu tư cao, rủi ro lớn, năm 2019, trên diện tích đất 3ha của cha mẹ để lại đang canh tác thanh long, anh quyết định “đập đi xây lại”. Từ những nỗ lực không ngừng nghỉ, tháng 5/2021 toàn bộ diện tích thanh long của anh được cấp mã vùng trồng và chứng nhận đạt chuẩn Global GAP.

anh Khanh giới thiệu thanh long hữu cơ với các đối tác. Ảnh: Trần Trung.

anh Khanh giới thiệu thanh long hữu cơ với các đối tác. Ảnh: Trần Trung.

Dẫn chúng tôi thăm vườn thanh long xanh mướt, nặng trĩu quả, anh Khanh chia sẻ, ai cũng biết là trồng thanh long hữu cơ sẽ có cơ hội tìm được thị trường mới nhưng thực hiện thì không hề đơn giản. Hiện nay, giá phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng cao, hàm lượng thuốc công bố trên nhãn hiệu cũng không chính xác và có độ trễ về thời gian nên nếu không cẩn thận thì đến lúc thu hoạch trái thanh long sẽ không đạt tiêu chuẩn và bị trả hàng. Do đó, trong quá trình sản xuất phải đảm bảo quy định về sử dụng phân, thuốc và đảm bảo thời gian cách ly an toàn. Để làm được điều này, anh đã ứng dụng số vào canh tác để quản lý nhật ký sản xuất, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời cập nhật biến động thị trường để điều tiết sản xuất.

“Mặc dù ảnh hưởng phức tạp của Covid-19 nhưng nhờ sản xuất bài bản, khoa học, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, tiêu chuẩn, thông qua đối tác là một công ty XNK ở Cần Thơ, toàn bộ thanh long của gia đình đều được bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 25.000 đồng/kg”, anh Khanh tiết lộ.

Vườn thanh long hữu cơ của HTX thanh long Long Hội. Ảnh: Trần Trung.

Vườn thanh long hữu cơ của HTX thanh long Long Hội. Ảnh: Trần Trung.

Tương tự, nhờ được cấp mã vùng trồng cùng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, ứng dụng CNC vào sản xuất, hầu hết các thành viên của HTX thanh long Long Hội, xã An Lục Long đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX vẫn đứng vững bất chấp dịch Covid-19 và mới đây là lệnh 248, 249 từ phía Hải quan Trung Quốc.

Theo anh Trương Minh Trung - Giám đốc HTX thanh long Long Hội, từ năm 2020 đến nay, mặc dù tình hình thời tiết diễn biến phức tạp cộng với dịch bệnh Covid-19 đang xảy ra, tiếp đó là chủ trương “Zero Covid” từ phía Trung Quốc, thanh long cũng như các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam bị xuống giá và ùn ứ khó tiêu thụ. Tuy nhiên, thanh long HTX vẫn bán được giá cao nhờ sản xuất theo quy trình VietGAP và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm được ký kết hằng năm.

Dùng bạc phủ góc vừa hạn chế cỏ và sâu bệnh tấn công là một trong giải pháp trồng thanh long CNC hữu cơ của HTX thanh long Long Hội. Ảnh: Trần Trung.

Dùng bạc phủ góc vừa hạn chế cỏ và sâu bệnh tấn công là một trong giải pháp trồng thanh long CNC hữu cơ của HTX thanh long Long Hội. Ảnh: Trần Trung.

“Việc cấp mã vùng trồng HTX mạnh dạn ứng dụng CNC vào sản xuất, qua đó, vừa tiết kiệm nhân công, vật tư đầu vào kéo giảm chi phí sản xuất, nông sản làm ra lại sạch được thị trường đón nhận. Hiện mỗi ngày tôi phải nhận hàng chục cuộc gọi đặt mua thanh long từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nhưng nhiều khi phải từ chối do sản lượng HTX có hạn. Sắp tới nếu các doanh nghiệp muốn hợp tác và ký hợp đồng rõ ràng HTX sẽ không ngàn ngại mở rộng thành viên và diện tích canh tác”, anh Trương Minh Trung khẳng định.

Anh Trương Minh Trung cho biết việc cấp mã vùng trồng HTX mạnh dạn ứng dụng CNC vào sản xuất, qua đó, vừa tiết kiệm nhân công, vật tư đầu vào kéo giảm chi phí sản xuất, nông sản làm ra lại sạch được thị trường đón nhận. Ảnh: Trần Trung.

Anh Trương Minh Trung cho biết việc cấp mã vùng trồng HTX mạnh dạn ứng dụng CNC vào sản xuất, qua đó, vừa tiết kiệm nhân công, vật tư đầu vào kéo giảm chi phí sản xuất, nông sản làm ra lại sạch được thị trường đón nhận. Ảnh: Trần Trung.

Cùng với người trồng, nhiều doanh nghiệp trên đại bàn tỉnh Long An ý thức được những khó khăn từ phía thị trường Trung Quốc, từ đó, họ đã sớm chuẩn hóa các kho và hoàn thiện các thủ tục và đề nghị cấp mã số doanh nghiệp, mã kho, đảm bảo hàng hóa được thông suốt. Trong đó, Công ty TNHH XNK trái cây Hoa Cương là đơn vị có hệ thống nhà kho thanh long lớn nhất huyện Châu Thành. Hiện mỗi ngày công ty vẫn xuất đều đặn trên 150 tấn hàng đi Trung Quốc, tuy có giảm hơn 25% so với thông thường nhưng tình hình hoạt động của công ty vẫn ổn định.

Công ty TNHH XNK trái cây Hoa Cương tập kết hàng chuẩn bị xuất đi thị trường Trung Quốc. Ảnh: Trần Trung.

Công ty TNHH XNK trái cây Hoa Cương tập kết hàng chuẩn bị xuất đi thị trường Trung Quốc. Ảnh: Trần Trung.

Chị Võ Thị Thu Hân - Phó Giám đốc Công ty TNHH XNK trái cây Hoa Cương cho biết thêm, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chủ yếu đi Trung Quốc, ngay từ khi phía Trung Quốc có động thái siết chặt nhập khẩu thì công ty đã chuẩn hóa các hồ sơ thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, về mã vùng trồng, theo nguyên tắc là do cơ quan quản lý nhà nước xem xét và Hải quan Trung Quốc cấp nên không phải nhà vườn nào cũng được cấp mã số vùng trồng, chính điều này, doanh nghiệp giới hạn lượng hàng xuất đi.

Công ty TNHH XNK trái cây Hoa Cương là đơn vị có hệ thống nhà kho thanh long lớn nhất huyện Châu Thành. Ảnh: Trần Trung.

Công ty TNHH XNK trái cây Hoa Cương là đơn vị có hệ thống nhà kho thanh long lớn nhất huyện Châu Thành. Ảnh: Trần Trung.

“Nói chung là bên công ty cũng cố gắng thu mua hết khả năng có thể, cụ thể thời điểm bên mình bị cấm cửa khẩu đột xuất, nhằm chia sẻ khó khăn với người nông dân, công ty vẫn hỗ trợ nhà vườn được 1 đợt với mức 3000 đồng/sản lượng họ đã đăng ký bán cho công ty. Công ty mong muốn ngành nông nghiệp sở tại phối hợp làm việc tư tưởng với nông dân để họ chú tâm xây dựng các thủ tục đúng quy trình sản xuất để được cấp mã vùng trồng, thì khi đó thanh long xuất khẩu của mình mới thông thoáng được”, chị Hân nói.

Nâng cấp mã vùng trồng

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Long An, để được cấp mã số vùng trồng, nông sản được sản xuất theo một quy trình nhất định từ yêu cầu về diện tích canh tác, điều kiện canh tác đến sổ sách ghi chép, vệ sinh trên đồng ruộng, thành phần dịch hại trong vùng sản xuất, yêu cầu về thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy, việc xây dựng mã số vùng trồng không những giúp truy xuất nguồn gốc, đảm bảo các điều kiện khắt khe nhất về ATTP mà còn làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân, doanh nghiệp và cán bộ quản lý tại địa phương trong việc nâng cao năng suất, diện tích, chất lượng và đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, hằng năm, Sở đều có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường và nâng cao chất lượng việc cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Tính đến tháng 4/2021, tỉnh Long An có 54 mã vùng trồng thanh long với diện tích hơn 9.800ha, sản lượng hơn 47.000 tấn/năm.

Đoàn công tác văn phòng SPS Việt Nam thăm và làm việc tại các cơ sở sản xuất thanh long xuất khẩu tại Long An. Ảnh: Trần Trung.

Đoàn công tác văn phòng SPS Việt Nam thăm và làm việc tại các cơ sở sản xuất thanh long xuất khẩu tại Long An. Ảnh: Trần Trung.

Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An Nguyễn Thanh Truyền cho biết thêm, với tình hình các thị trường xuất khẩu ngày càng khó tính, không còn cách nào khác tỉnh Long An phải nâng cấp vùng trồng thanh long. Từ bài học kinh nghiệm nông sản tắc nghẽn thông quan vào thị trường Trung Quốc cuối năm ngoái, ngay trong đầu năm 2022, Sở NN-PTNT tăng cường hơn nữa tuyên truyền và hỗ trợ nông dân đăng ký mã số vùng trồng cho cây ăn trái  kết hợp với liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm, đồng thời Sở cũng tiến hành cấp mã số cho các cơ sở thu mua, sơ chế trái cây, tạo thuận lợi nhất cho xuất khẩu.     

Với việc chủ động của chính quyền, doanh nghiệp, HTX và bà con nông dân, thanh long dần lấy lại vị thế trên vùng đất '9 rồng'. Ảnh: Trần Trung.

Với việc chủ động của chính quyền, doanh nghiệp, HTX và bà con nông dân, thanh long dần lấy lại vị thế trên vùng đất "9 rồng". Ảnh: Trần Trung.

“Tỉnh đã lên kế hoạch quy hoạch lại vùng trồng thanh long, gắn với tiêu chuẩn, chất lượng, cũng như cấp mã vùng trồng. Tỉnh sẽ không mở rộng vùng trồng thanh long. Thời gian tới ngành nông nghiệp chủ yếu nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn thanh long. Ngoài ra, Sở tăng cường giám sát việc quản lý, sử dụng mã vùng trồng, mã đóng gói thanh long đã được cấp theo các quy định của Bộ NN-PTNT, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, lưu ý đối với các cơ sở được cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm; đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tình hình sử dụng hóa chất, chất kích thích, chất tăng trọng... trong toàn chuỗi sản xuất - tiêu thụ thanh long”, ông Nguyễn Thanh Truyền khẳng định.

Theo Bộ NN-PTNT, trong tháng 5/2022, các đơn vị của Bộ đã cấp 144 mã số vùng trồng xoài, thanh long, chanh không hạt, sầu riêng, ớt, thạch đen; 3 mã số cơ sở đóng gói đối với các loại quả như chuối, vải... xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc. Đến nay, nước ta đã có 3.646 mã số vùng trồng, 1.800 mã số cơ sở đóng gói cho tất cả các loại quả tươi để xuất khẩu, với 50/63 tỉnh/thành đã được cấp mã số vùng trồng.

Riêng thanh long của 3 tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang hiện có 292 mã số vùng trồng và 1.100 mã cơ sở đóng gói, với tổng diện tích đã cấp mã số hiện vào khoảng 44.231ha. Do đó, có thể nói mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ cho thanh long đã đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp sang thị trường Trung Quốc và các thị trường khác.

Xem thêm
Trại lợn đầu độc kênh mương

Tiền Giang Đang mùa khô hạn, thiếu nước sản xuất nhưng tại một số nơi dòng nước kênh bị ô nhiễm bởi chất thải do một bộ phận người chăn nuôi kém ý thức xả xuống.

Vĩnh Long tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại

Vĩnh Long Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh Vĩnh Long cho biết, trong năm 2024, tỉnh sẽ tiêm miễn phí 60 ngàn liều vacxin phòng bệnh dại cho đàn chó trên địa bàn.

Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột

Tỉnh Bình Thuận phát động chiến dịch diệt chuột từ tỉnh đến các thôn xóm, từng hộ dân...

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm