| Hotline: 0983.970.780

Phần IV: Chăn nuôi an toàn sinh học

Bài 8: Giải pháp nào cho chăn nuôi nông hộ, trang trại?

Chủ Nhật 21/07/2019 , 09:07 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT khuyến nghị các trang trại, nông hộ cần đi theo hướng chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.

Xác định nếu giải pháp an toàn sinh học được làm triệt để thì hoàn toàn có thể khống chế được dịch bệnh và trước mắt đây vẫn là “vũ khí” duy nhất để đối phó dịch tả lợn Châu Phi, Bộ NN-PTNT khuyến nghị các trang trại, nông hộ cần đi theo hướng chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.

14-26-02_img_20190702_172550
Ông Nguyễn Hồng Lam: Tập đoàn Quế Lâm sẵn sàng chia sẻ, liên kết với người nông dân thực hiện các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Ảnh: Hoàng Anh.

Trong một hội nghị Triển khai các giải pháp tổng hợp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Thực tiễn thời gian qua đã khẳng định, giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nếu được triển khai một cách triệt để, thì hoàn toàn có thể khống chế được đối với DTLCP nói riêng, cũng như các loại dịch bệnh khác trên vật nuôi.

Đặc biệt, đối với nhóm chăn nuôi trang trại, nông hộ nhỏ, giải pháp chăn nuôi hữu cơ an toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm là một điển hình.

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm cho biết, mục tiêu chăn nuôi hữu cơ an toàn của Quế Lâm đặt ra là phải đạt hiệu quả kinh tế cao, chất lượng thịt tốt, không chất cấm và kháng sinh, bảo vệ môi trường chăn nuôi. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng nguyễn Xuân Cường, Tập đoàn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, liên kết với các hộ nông dân, các gia trại, trang trại thực hiện các giải pháp chăn nuôi hữu cơ ứng dụng công nghệ vi sinh để người chăn nuôi có thể đảm bảo an toàn trong cơn bão dịch tả lợn Châu Phi.

Theo ông Lam, để có được giải pháp chăn nuôi an toàn và hiệu quả, ít nhất đến thời điểm hiện tại, Quế Lâm không ngại bỏ ra nhiều công của để cùng với tập thể các nhà khoa học bền bỉ, tìm tòi, thực hiện các nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm túc, lặp đi lại nhiều lần trên nhiều hộ, nhiều lứa nuôi qua nhiều năm để hoàn thiện quy trình đáp ứng cho thực tiễn sản xuất chăn nuôi và thị trường.

Giải pháp chăn nuôi này được thực hiện trên nền tảng con giống sạch bệnh, chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn và sử dụng men vi sinh trong thức ăn để tăng sức đề kháng.

Theo đó, phải có con giống sạch bệnh, xuất phát nuôi từ cơ sở ATDB, giống F2 có ¾ máu ngoại. Phải có thức ăn chất lượng tốt, phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao thông qua chỉ số tiêu tốn thức ăn (FCR), cụ thể là 2 loại thức ăn QL1 (Quế Lâm 1) cho lợn 15-30 kg và QL2 (Quế Lâm 2) cho lợn từ 30kg đến xuất chuồng, thức ăn được phối hợp với men vi sinh cho từng giai đoạn đủ dinh dưỡng cho lợn ăn khỏe.

Chuồng trại, các hộ dân liên kết phải theo thiết kế của tập đoàn, đảm bảo chuồng nuôi an toàn, bố trí hợp lý nơi lợn ăn/uống và nơi thải chất thải phát huy hiệu quả hoạt động của men vi sinh phân giải tốt đảm bảo yêu cầu đông ấm hè mát, lợn thích nằm, chuồng nuôi phù hợp để lợn làm sao tăng được năng suất, vừa an toàn do không có chất thải ô nhiễm trong chuồng.

Về quản lý dịch bệnh, ngoài thức ăn và chuồng trại, việc sử dụng công nghệ vi sinh để làm gia tăng sức đề kháng, tăng hiệu suất sử dụng thức ăn, lợn ăn hết khẩu phần, vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa giảm phát thải tối đa khí độc và chất thải ra môi trường làm lây lan dịch bệnh như nuôi truyền thống phải đặt ra.

Về chuỗi liên kết chăn nuôi lợn hữu cơ là một quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng phải là một khâu hoàn chỉnh, truy xuất được nguồn gốc ATVSTP.

14-26-02_ql1
Mô hình chăn nuôi an toàn toàn sinh học của Tập đoàn Quế Lâm là giải pháp tốt cho chăn nuôi nông hộ và trang trại. Ảnh: Hoàng Anh.

Bằng chứng là Tập đoàn Quế Lâm tổ chức chuỗi sản xuất lợn hữu cơ theo mô hình hợp tác với một số hộ chăn nuôi tại Miền Trung từ năm 2013 theo “Quy trình chăn nuôi lợn hữu cơ” mang thương hiệu Quế Lâm. 15 mô hình nuôi 50 - 100 con/lứa tại gia trại của 5 huyện, thị xã tỉnh Thừa Thiên - Huế. Sản phẩm trong chuỗi đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất được tiêu thụ tốt tại Huế và nhiều tỉnh thành. Tỷ lệ móc hàm đạt 72 - 75%. Mỗi đầu lợn nuôi trong mô hình mang lại hiệu quả lãi từ 370.000 đồng đến 677.000 đồng.

Đặc biệt hiện nay xung quanh mô hình có nhiều hộ chăn nuôi bị nhiễm dịch tả lợn chết và tiêu hủy 100%, nhưng toàn bộ lợn của 15 hộ chăn nuôi theo mô hình của Quế Lâm ở xen kẽ trong 5 huyện, thị của tỉnh Thừa Thiên - Huế đều không bị nhiễm dịch.

Về phương pháp, mô hình chăn nuôi của Tập đoàn Quế Lâm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đã đủ cơ sở khẳng định chế phẩm của Quế Lâm tăng sức đề kháng cho lợn. Trong thời gian tới phải được nhân rộng. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng chỉ đạo, đối với các địa phương, nơi nào đã thực sự an toàn mới khuyến khích người dân tái đàn.

Với đặc thù chăn nuôi mật độ dày, nhỏ lẻ, điều kiện áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học còn rất hạn chế, nguy cơ tái phát dịch vẫn còn rất cao và nguy hiểm như hiện nay thì giải pháp tái đàn phải được đảm bảo an toàn, như cách làm của Tập đoàn Quế Lâm.

Xem thêm
Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.