| Hotline: 0983.970.780

Ký sự làng dưới chân động cát

Bài cuối: Gác lại muộn phiền, mở hướng làm ăn mới

Chủ Nhật 27/02/2022 , 21:27 (GMT+7)

Nếu chỉ quanh quẩn quanh lũy tre làng thì còn nghèo, còn muộn vợ mãi. Đám trai làng Thạch Bắc bắt đầu nuôi chí lao động ngoài biên giới…

Thực ra, làng đã có lứa đàn anh đi xuất khẩu lao động rất sớm. Nhưng sau bao năm xứ người, khi về của nả cũng chẳng được mấy hồi nên không khích lệ được đám trai làng. Cu To nói trịnh trọng: “Phải tư duy và tập trung cao nghị lực để đi xuất khẩu lao động thôi. Dành dụm được ít vốn liếng mang về mà mở mang hay hùn hạp nhau mà làm ăn chứ không lẽ cứ ngày thợ xây, tối thợ nhậu mãi vậy được sao”.

 Có cách làm ăn là có… vợ đẹp

Hồi trước, làng cũng có vài anh được diện ưu tiên đi lao động hợp tác ở các nước Liên Xô, Tiệp Khắc, Cộng hòa dân chủ Đức. Có người ở lại hơn ba chục năm nay chưa về mà của nả cũng chẳng có gì là bao.

Những trai làng vẫn cần mẫn lao động để có thu nhập trang trãi cuộc sống hàng ngày. Ảnh: N.T

Những trai làng vẫn cần mẫn lao động để có thu nhập trang trãi cuộc sống hàng ngày. Ảnh: N.T

Rồi sau này, có vài anh đi tàu cá ở Hàn Quốc, đi lao động tại Malaixia… có về nhưng không có gì. Lại thêm mấy anh đi Nga theo diện “đường dây” chui. Nhui nhủi được vài năm khi về cũng tay không. Từ đó, phong trào đi lao động nước ngoài ở làng Thạch Bắc như nguội hẳn. Nhiều người than “đi đến Liên Xô cũng nghèo”.

Mấy năm gần đây, hướng xuất ngoại như được khởi động lại. Mở đầu là hai “cậu nhóc” vừa vào tuổi 20  đã xong tủ tục sang làm việc tại Slovakia. Đó là thằng Cu Tý nhà Sâm Hương và thằng Cu Hoàn. Qua được 2 năm thì trúng vào dịch Covid-19 tràn lan nên việc cũng có phần non đi. Tuy nhiên, thu nhập giảm nhưng cũng gấp mấy lần ở quê nhà.

Gọi điện “phây tham” về cho mẹ, Cu Tý báo tin công việc đã ổn định trở lại. “Bữa nay, việc làm 12 giờ mỗi ngày nên lương cũng tăng lên mà làm vừa sức chứ không vất vả lắm”- Cu Tý nói với mẹ.

Tôi nhắc chuyện lấy vợ, nó toét miệng cười trong điện thoại: “Cháu trả xong nợ vay đi cho mẹ, rồi dành dụm chút vốn nữa đã ông ạ. Thôi thì chục năm nữa rồi tính”. Tôi mắng: “Không được…”. Câu mắng của tôi chưa xong, nó đã xin phép đi làm.

Rồi thêm mấy trai làng cũng vạch kế hoạch cho tương lai. Vì vốn không nhiều nên chủ yếu đi xuất khẩu sang Đai Loan. Dù tiền lương không cao lắm nhưng phí đi thấp. Bọn trai làng nhẩm tính: “Đơn hàng sau 3 năm thì cũng có được bét nhất là 200-300 triệu đồng nhét lưng làm vốn. Chứ cứ đi miền Nam thì chục năm cũng chỉ được cái cờ- tút thôi”.

Cuộc nhậu đầu năm để tính chuyện  làm ăn và hạn chế… ăn nhậu. Ảnh: N.T

Cuộc nhậu đầu năm để tính chuyện  làm ăn và hạn chế… ăn nhậu. Ảnh: N.T

Mấy trai làng đi trước cũng báo tin về có việc ổn và thu nhập đều. Thu nhập cũng kha khá nên tháng nào cũng gởi về cho gia đình hơn chục triệu.

Thằng cu Quýnh vừa xong nghĩa vụ quân sự tháng trước, tháng sau là xong thủ tục bay sang Đài Loan. Việc ổn, làm thêm thì cao hơn nên tiền gửi về nhanh chóng trả nợ vay lệ phí đi.

Quýnh cũng xây kế hoạch: “Cháu đi xong đơn này 3 năm, tích lũy ít vốn cho ba mẹ trả nợ làm nhà và đi tiếp đơn sang Nhật hay Hàn để có thu nhập cao hơn và tiền đi không phải vay ngân hàng nữa”.

Tôi cũng thầm khen nó. Nhỏ tuổi mà tính chỉnh chu. Ngồi với bạn nhậu cũng đến sáng mới về. Nhưng khi đã làm việc thì đến nơi đến chốn. Thấy ai làm việc gì cũng ghé tay phụ giúp. Trai làng đứa nào cũng có định hướng như nó thì cũng đỡ, khỏi ai la mắng.

Thằng Cu To, anh trai cu Quýnh học xong Cao đẳng cầu đường vô miền Nam làm đủ việc. Hơn chục năm về lại làng cũng như lúc ra đi. Chỉ có khác là được xếp vào danh sách “muộn yêu”.

Về làng, ăn tết Ông Cọp xong là xuất cảnh đi sang Đài Loan làm việc. Thủ tục đã xong, chờ ngày bay sang. Nhiều bữa, nó trổ tài làm mồi nhậu rồi cụng qua loa vài ly chứ không uống nhiều nữa.

Cu To bảo: “Bữa nay phải giảm ăn nhậu. Thôi phải gác chuyện yêu đương để làm lại từ đầu. Đi lên từ cây số không. Khi nào có chút vốn làm ăn thì anh sẽ tìm đến em”. Nghe Cu To nói như đọc thơ, cả đám trai làng nghe như bị thôi miên.

Trai làng cũng có nhiều đứa phấn đấu đi lên ngay tại vùng quê nghèo này. Thằng Đệc sau hơn chục năm bôn ba kiếm sống ở các tỉnh phía Nam thì về hẳn quê. Lúc đầu mở cửa hàng nhỏ mua bán, sữa chữa điện thoại. Thấy cũng không ăn thua, nó chuyển sang làm… nông nghiệp.

Định hướng xuất khẩu lao động đã được trai làng đưa lên thành 'nghị quyết' để tạo đà vươn lên trong nay mai. Ảnh: N.T

Định hướng xuất khẩu lao động đã được trai làng đưa lên thành “nghị quyết” để tạo đà vươn lên trong nay mai. Ảnh: N.T

Ban đầu, Đệc nuôi vài đôi thỏ, làm vườn. Sau cứ phát triển lên vài chục đôi, vài trăm đôi. Khi có bạn hàng và tham gia vào Câu lạc bộ nuôi thỏ trong vùng thì Đệc đầu tư khu chăn nuôi máy lạnh và nâng tổng đàn thỏ lên.

Dần dần, hàng được chấp nhận nên cứ đến kỳ là xuất bán sạch. Lãi từ nuôi thỏ, làm vườn dù chưa được nhiều nhưng cũng đủ uy tín để lấy được cô vợ xinh và có được thằng nhóc rất ghét. Chầu nhậu nào thằng Đệc cũng có mặt. Nó không cổ vũ đám bạn uống say mà chỉ ngồi giữ “nhịp độ” cuộc cụng ly. Nó chỉ cho đám bạn uống vừa để còn sức sáng mai đi làm việc.

Đệc bộc bạch: “Cháu bảo nhiều rồi, mấy đứa đừng ham nhậu nhẹt nữa mà lo chuyện làm ăn đi. Tuổi lớn rồi không ai lo cho được đâu. Chắc còn phải nói nhiều nữa, cho đến khi mấy đứa thay đổi thì thôi”.

Sau Tết Nhâm Dần, nhiều đứa trong làng đã không quay vào miền Nam nữa mà tính chuyện làm ăn ở quê. Cu Phòng đã tổ chức được đám trai làng làm thợ xây và nhận công trình dân dụng, xây nhà cao tầng cho bà con trong vùng. Ban đầu cũng đã tạo được chữ tín nên nhận được công trình. Việc cũng nhiều nên trai làng cũng bận theo công trình từ sáng đến chiều.

Mấy đứa còn lại cũng đang giữ sức để khám sức khỏe làm thủ tục sang Đài Loan làm việc. Cu To bảo: “Cháu sang mà việc ổn, thu nhập được như thằng em cháu là tốt rồi. Cháu sẽ gọi về giục đám bạn nhanh chân làm thủ tục bay sang, mở hướng làm ăn mới ông ạ”.

Giữa xóm cũng có nhà ông Quang đến ba cậu con trai. Nhà mới chỉ có anh cả lấy vợ. Sau mấy năm lận đận cũng khó khăn  nên chuyển hướng đi Đài Loan. Đi được một năm thì cũng có tiền gửi về để kéo luôn thằng em đang làm “thợ đụng” bay sang. Ông Quảng cũng bảo: “Khi thằng cả về làm nhà thì cũng thu xếp cho thằng út đi sang bên anh nó luôn. Có vậy mới hy vọng thay đổi cuộc đời được”.

Hiện, nhà ông Quang đã có hai người con trai nối nhau sang làm việc tại Đài Loan. Bây giờ có thêm nhà ông  Quốc cũng sắp có hai con sang Đài Loan nữa thì cũng đã sắp mở ra phong trào “đi Tây” trở lại.

Sau lưng động cát của làng Thạch Bắc có một khối đá lớn,hình dài thon hai đầu như con đò nhỏ. Giữa vùng cát bao la mà hiển hiện phiến đá lớn cũng là điều lạ.

Hồi tôi còn nhỏ, nghe Cha tôi kể đời xưa truyền lại rằng có ông thầy pháp (thầy phù thủy) đi qua làng ghé ngủ nhờ một đêm. Được bà con mời cơm, rượu nên ông rất cảm kích. Đêm ngủ, nghe bà con nói trên vùng cát không có cái gì để làm mốc địa danh của làng.

Tảng sang, ông đi về phía tây, nơi có dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, chọn khối đá có hình chiếc thuyền vượt sóng ngồi lên, đọc thần chú “lái” phiến đá về đến sau động cát. Dân làng hay tin chạy ra xem thì ông thầy pháp đã đi mất rồi. Giữa trảng cát là phiến đá xanh được dựng đứng, uy nghi.

Ngày trước, lớp thanh niên (giờ đã nên ông, bà) phiên ra và đặt cho làng cái “húy danh”: làng Đá (ý là có phiến đá lớn sau lưng làng). Cái tên đó, bây giờ lớp trẻ của làng vẫn gọi và những vùng xung quanh vẫn gọi nếu có chuyện bực mình: “đồ mấy thằng làng Đá”.

Hi vọng làng quê sẽ có nhiều ngôi nhà đẹp để thay đổi diện mạo mới trong một ngày không xa. Ảnh: N.T

Hi vọng làng quê sẽ có nhiều ngôi nhà đẹp để thay đổi diện mạo mới trong một ngày không xa. Ảnh: N.T

Hơn chục năm gần đây, làng Thạch Bắc có thay đổi nhưng so ra thì chậm với những làng lân cận. Ai cũng bảo con em làng mình đông, mạnh nhưng làm ăn không ra nên nghèo. Nhìn quanh trong làng cũng chỉ có được hai cái nhà cao tầng. Trong khi đó, ở những làng bên, nhà cao tầng đếm vượt ngón trên hai bàn tay.

Ông Nguyễn Ngọc Lanh, Bí thư Chi bộ thôn cũng mong muốn, thêm nhiều gia đình học theo, động viên con em tìm cách đi xuất khẩu lao động. Đó là việc làm tốt, thu nhập tốt và tạo tư duy mới mẻ cho đám thanh niên khi ở nước ngoài trở về. “Đi vài năm có được vốn liếng thì mới mở mang được tầm suy nghĩ để làm ăn chớ. Có vậy mới có thay đổi lớn cho gia đình, cho làng quê. Phải vượt khó khăn mà đi lên như khối đá hình con thuyền vượt sóng phía sau làng”- ông Lanh nói như lời động viên đám trai làng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm