| Hotline: 0983.970.780

Bài học của Khánh Hòa trong ứng phó lũ quét

Thứ Năm 29/08/2019 , 08:53 (GMT+7)

Những năm qua do tác động của biến đổi khí hậu, tỉnh Khánh Hòa đã liên tục chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như mưa bão gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản.

08-51-03_nh_1
Ông Lê Tấn Bản, GĐ Sở NN-PTNT phát biểu tại hội nghị PCTT khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Cuối năm 2017, Khánh Hòa hứng chịu cơn bão số 12 (Damrey) làm 44 người chết, hơn 2.000 căn nhà bị sập hoàn toàn; 116.000 căn nhà bị sập, hư hỏng; 10.000 căn nhà bị sập và hư hỏng; hơn 70.900 bè bị trôi hoàn toàn... tổng thiệt hại ước tính trên 15.500 tỷ đồng.

Tiếp đến, cuối năm 2018, do ảnh hưởng của hoàn lưu các cơn bão số 8, số 9, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện những cơn mưa lớn cục bộ trong thời gian ngắn (trong vòng 3 giờ lên đến 235mm) làm xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại một số khu vực thuộc địa bàn TP Nha Trang và huyện Cam Lâm làm 20 người chết, 33 người bị thương, gần 300 công trình hạ tầng bị sụp đổ, sạt lở và 3.300ha lúa, hoa màu bị hư hỏng, tổng giá trị thiệt hại trên 1.200 tỷ đồng.

Tại hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền Trung - Tây Nguyên mới đây được tổ chức TP Nha Trang (Khánh Hòa), ông Lê Tấn Bản, GĐ Sở NN-PTNT kiêm Phó trưởng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Khánh Hòa cho rằng, biến đổi khí hậu và tình hình diễn biến thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ. Đặc biệt đối với các loại hình thiên tai nguy hiểm như bão mạnh, mưa lớn cục bộ trong thời gian ngắn, đã gây tình trạng ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, trong đó có tỉnh Khánh Hòa vào năm 2018.

Về nguyên nhân gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân trên địa bàn trong trận lũ quét, sạt lở đất năm 2019, theo ông Bản, Khánh Hòa lại là địa phương phát triển mạnh về du lịch, thu hút rất nhiều lao động từ các tỉnh khác về đây sinh sống và làm việc. Do quỹ đất hạn hẹp nên để có nơi cư trú, nhiều người tự ý lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép tại các khu vực đồi núi. Vì vậy khi có mưa lũ lớn xảy ra, đặc biệt là mưa cục bộ, lượng mưa rất lớn trong thời gian ngắn đã gây lũ quét, sạt lở đất làm thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của người dân.

08-51-03__2
Khu vực sạt lở ở xóm Núi, thôn Thành Phát, xã Phước Đồng (TP Nha Trang) vào năm 2018 hiện đã khắc phục.

Ngoài các yếu tố nêu trên cũng phải kể đến công tác kiểm tra, rà soát để sơ tán, di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm ở các địa phương chưa được thực hiện tốt.

Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh, một số dự án đang triển khai thực hiện có vị trí gần vùng đồi núi, do chưa xác định hết mức độ nguy hiểm của lũ quét vùng đồi núi nên các giải pháp xây dựng để đảm bảo an toàn cho người và công trình trong mùa mưa lũ chưa được thực sự quan tâm.

Từ bài học kinh nghiệm này, ông Bản cho rằng để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, công tác phòng chống thiên tai phải được thực hiện một cách đồng bộ, có sự tham gia tích cực từ chính quyền địa phương và người dân.

Một số loại hình thiên tai đặc thù ở địa phương cần phải xây dựng chi tiết phương án để triển khai ứng phó, trong đó tập trung công tác di dời, sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ sạt lở đất và thực hiện các dự án tái định cư để bố trí nhà ở cho người dân;

Rà soát các dự án ven đồi núi để yêu cầu các chủ đầu tư phải nghiêm túc thực hiện các giải pháp phòng chống lũ, bảo đảm an toàn cho người và công trình, thực hiện dưới sự kiểm tra và giám sát chặt chẽ của các Sở, ban, ngành. Kiên quyết di dời, sơ tán người dân trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản trước khi có thiên tai xảy ra, có biện pháp cưỡng chế nếu người dân không chịu sơ tán….

08-51-03_3
Năm 2018 mưa lũ làm thiệt hại tỉnh Khánh Hòa trên 1.200 tỷ đồng.

Ông Bản cho biết, để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức để người dân chủ động phòng tránh. Bên cạnh đó, củng cố lực lượng, phương tiện của các đơn vị tìm kiếm cứu nạn để chủ động sẵn sàng cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống do thiên tai gây ra. Tiếp tục đầu tư, xây dựng hệ thống cảnh bảo để nâng cao năng lực dự báo cảnh báo thiên tai...

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Khánh Hòa, trước thiệt hại quá lớn do thiên tai, mưa lũ gây ra, được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương PCTT và các Bộ ngành Trung ương, cùng sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung thực hiện khắc phục hậu quả các đợt mưa lũ năm 2018 gây ra, khẩn trương tái thiết sản xuất và hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống. Tổng số tiền khắc phục hậu quả trên 180 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ kinh phí để người dân khôi phục sản xuất trên 33 tỷ đồng.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.