| Hotline: 0983.970.780

Băm nát hành lang bảo vệ đê hữu Hồng [Bài 2]: Xây dựng hẳn trụ sở công ty trong hành lang đê

Thứ Bảy 03/06/2023 , 08:43 (GMT+7)

Hàng chục nhà xưởng kiên cố lấn chiếm hàng chục ngàn m2 thuộc hành lang bảo vệ đê. Chính quyền xã chờ cấp trên tổ chức cưỡng chế để dẹp công trình sai phạm.

Phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam đã nhiều ngày có mặt tại tuyến đê dài hơn 16km đi qua nhiều xã của huyện Thường Tín để ghi nhận việc xâm hại hành lang bảo vệ và hành lang thoát lũ sông Hồng. Tình trạng vi phạm pháp luật đê điều, hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ tại tuyến đê hữu Hồng  diễn ra tràn lan, dày đặc.

Dọc tuyến đê dài hơn 16km này không khó để bắt gặp các nhà xưởng, công trình… vi phạm hành lang bảo vệ đê điều. Thậm chí nhiều công trình còn “cạnh tranh” cả với chân đê, tre chắn sóng. Nhiều nhà xưởng ngang nhiên nâng cốt, mở đường để xe chở hàng hóa nguyên vật liệu có thể ra vào dễ dàng.

Trạm trộn bê tông không phép của Công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Sơn (Công ty Trung Sơn) nằm ngay trong hành lang bảo vệ đê điều đi qua xã Hồng Vân. Ảnh: Huy Bình.

Trạm trộn bê tông không phép của Công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Sơn (Công ty Trung Sơn) nằm ngay trong hành lang bảo vệ đê điều đi qua xã Hồng Vân. Ảnh: Huy Bình.

Tại xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, ngay khu vực cổng chào của Khu di tích Đền Dầm mẫu đệ tam là khung cảnh nhếch nhác của nhiều nhà xưởng xây dựng ngay sát chân đê. Dọc tuyến đường từ Đền Dầm ngược lên Cảng Hồng Vân, các nhà xưởng xây dựng san sát nhau được đặt ngay tại chân đê, các nhà xưởng này còn nâng cốt, mở đường lên đê để thuận tiện cho các xe chở hàng hóa, nguyên vật liệu ra vào.

Bài liên quan

Điển hình, ngay sát đơn vị này là Trạm trộn bê tông không phép của Công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Sơn (Công ty Trung Sơn) nằm ngay trong hành lang bảo vệ đê điều, có đường nối lên mặt đê, hàng ngày vẫn “nườm nượp” nhiều chuyến xe chở vật liệu xây dựng ra vào địa điểm này.

Theo giải thích của lãnh đạo xã Hồng Vân, khu vực này vốn là đất của Công ty TNHH Vận tải hàng hóa Hồng Vân (Công ty Hồng Vân) thuộc thôn Cẩm Cơ, xã Hồng Vân được quy hoạch làm bãi tập kết vật liệu xây dựng từ những năm 2000 và đã được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2007.

Công ty Hồng Vân có hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hà Tây cũ, được phép sử dụng 1.711m2 đất tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đồng thời, đã được cơ quan chuyên môn cấp phép xây dựng khu nhà ở điều hành cũng như dựng nhà xưởng sản xuất.

Bên cạnh đó, hoạt động bến thủy nội địa của Công ty cũng đã được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cấp giấy phép. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, trạm trộn bê tông do Công ty Trung Sơn xây dựng trên nền của Công ty Hồng Vân cũ vẫn chưa được cấp phép.

Trụ sở đồng thời cũng là nơi vận hành trạm trộn bê-tông của Công ty Trung Sơn. Ảnh: Huy Bình.

Trụ sở đồng thời cũng là nơi vận hành trạm trộn bê-tông của Công ty Trung Sơn. Ảnh: Huy Bình.

Cũng nằm trong hành lang bảo vệ đê điều, vi phạm của Công ty TNHH Đồ gỗ Hải Anh có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường bởi vị trí nhà xưởng của đơn vị này còn “cạnh tranh” với cả hàng tre chắn sóng bảo vệ đê. Được biết, nguồn gốc đất của đơn vị này vốn là đất nông nghiệp.

Xưởng sản xuất đồ gỗ có tên Công ty TNHH Đồ gỗ Hải Anh xây dựng trên hành lang thoát lũ đê Hữu Hồng.

Xưởng sản xuất đồ gỗ có tên Công ty TNHH Đồ gỗ Hải Anh xây dựng trên hành lang thoát lũ đê Hữu Hồng.

Mặt khác, dọc trên tuyến đê là các biển báo rao bán đất ngoài đê để làm kho bãi, nhà xưởng cũng đang mọc lên nhan nhản như thách thức pháp luật đê điều. Trước đây, quy định pháp luật và công tác quản lý đê điều chưa được chặt chẽ, vẫn tạo điều kiện để các hộ xây dựng công trình đối với đất ở tại khu vực ngoài đê.

Ngoài ra, tại Hồng Vân, công trình kiên cố làm trụ sở, văn phòng của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Vi Hoàng Anh nằm trọn vẹn trong hành lang thoát lũ tại thôn Xâm Xuyên, xã Hồng Vân được xây dựng từ năm 2012.

Qua tìm hiểu, khi đang trong quá trình xây dựng, công trình này đã bị chính quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm nên đã dừng thi công và giữ nguyên hiện trạng cho đến tận thời điểm hiện tại.

Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Vi Hoàng Anh xây dựng trụ sở nằm trọn vẹn trong hành lang thoát lũ tại thôn Xâm Xuyên, xã Hồng Vân. Ảnh: Huy Bình.

Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Vi Hoàng Anh xây dựng trụ sở nằm trọn vẹn trong hành lang thoát lũ tại thôn Xâm Xuyên, xã Hồng Vân. Ảnh: Huy Bình.

Chờ Thành phố tổ chức đoàn cưỡng chế công trình sai phạm

Thông tin tới phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, Phó chủ tịch UBND xã Hồng Vân, ông Mai Văn Ngần không giấu giếm những sai phạm này. Theo ông Ngần, đối với những vi phạm mới thì xã đã phối hợp với Hạt quản lý đê điều huyện Thường Tín xử lý ngay từ khi “mới chớm”, còn đối với những vi phạm lớn ngoài thẩm quyền, UBND xã cũng đã báo cáo huyện và những vi phạm mới gần đây đều được xử lý kịp thời.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ nghệ Tre Việt.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ nghệ Tre Việt.

Các nhà xưởng mọc trên hành lang đê tại xã Hồng Vân rất nhiều. Xã thống kê danh sách 12 nhà xưởng báo cáo huyện để xin phương án cưỡng chế, xoá bỏ. Ảnh: Huy Bình.

Các nhà xưởng mọc trên hành lang đê tại xã Hồng Vân rất nhiều. Xã thống kê danh sách 12 nhà xưởng báo cáo huyện để xin phương án cưỡng chế, xoá bỏ. Ảnh: Huy Bình.

“Hầu hết những công trình vi phạm các anh vừa nêu không phải chúng tôi không biết, nó “chình ình” ra đấy rất nhếch nhác, chướng mắt, nhưng rất khó xử lý vì đây là của lịch sử để lại, các hộ đều có sổ, xã chỉ có thể xử lý những vi phạm ngoài ranh giới cấp sổ. Trước đây, pháp lệnh về đê điều chưa rõ ràng kèm theo đó là việc quản lý hành lang đê điều, hành lang thoát lũ chưa chặt chẽ nên hậu quả để lại là nhiều vi phạm không xử lý nổi, ngoài thẩm quyền của xã.

Nhiều trường hợp sổ đỏ cũ được cấp tràn vào hành lang bảo vệ đê điều, hạt và xã xuống lập biên bản xử lý nhưng họ đưa sổ ra chúng tôi cũng chỉ biết nhìn nhau lắc đầu ngán ngẩm” – Phó chủ tịch xã Hồng Vân nói.

Vài năm trở lại đây tình hình vi phạm đê điều tại xã Hồng Vân đã đỡ hơn rất nhiều khi xã đã có các biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người dân trong quá trình lập hồ sơ.

Và công trình kiên cố của đơn vị này bị đình chỉ xây dựng hơn chục năm nay vẫn còn nguyên trạng. Ảnh: Huy Bình.

Và công trình kiên cố của đơn vị này bị đình chỉ xây dựng hơn chục năm nay vẫn còn nguyên trạng. Ảnh: Huy Bình.

Trước đây, xã chưa chú trọng việc hỗ trợ người dân trong quá trình lập hồ sơ để xin chấp thuận chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng như xây dựng công trình trên đất thuộc khu vực ngoài bãi sông. Khi thực hiện, xã sẽ đề nghị chủ công trình mời Hạt quản lý đê đến để xác định hiện trạng sau đó lâp hồ sơ gửi lên Chi cục Quản lý đê điều.

Theo nguyên tắc, xã chỉ cần tuyên truyền pháp luật trên loa, treo băng rôn, khẩu hiệu, đặt các bảng có nội dung pháp luật đê điều và người dân phải tuân thủ. Tuy nhiên, cách làm đơn thuần này không đảm bảo được việc người dân tuân thủ, nhất là các trường hợp không phải là dân bản địa, từ nơi khác đến đây mua đất. Nhiều trường hợp mua đất xong về đây làm, việc đầu tiên là phá sạch, đến khi làm mới phát hiện mình vi phạm.

Năm 1905, đê trọng yếu hữu Hồng bị vỡ, địa phương tạc một tấm bia bằng đá để ghi dấu mốc sự kiện này, nhắc nhở người dân không quên nhiệm vụ bảo vệ, trông giữ con đê thân thuộc. Ảnh: Huy Bình.

Năm 1905, đê trọng yếu hữu Hồng bị vỡ, địa phương tạc một tấm bia bằng đá để ghi dấu mốc sự kiện này, nhắc nhở người dân không quên nhiệm vụ bảo vệ, trông giữ con đê thân thuộc. Ảnh: Huy Bình.

Mặt khác, do xã Hồng Vân có nhiều khu vực dân cư ngoài bãi (6 thôn), trong khi đó hiện nay trên địa huyện Thường Tín chỉ duy nhất có xã Tự Nhiên được công nhận khu dân cư tập trung hiện có trên bãi sông theo Quyết định 257 ngày 18/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ, các xã còn lại diện tích xây dựng không được vượt quá 5% diện tích bãi sông theo quy định của Luật Đê điều. Đối với các công trình nhà xưởng thì xã xử lý ngay nhưng đối với các hộ gia đình cá nhân thì lại rất khó.

“Đất thì chỉ có vậy, nhưng người thì vẫn cứ thêm, bối cảnh hiện tại chưa thể di dời được nên đây là điều rất khó trong việc thực hiện đúng chuẩn theo quy định. Đơn cử trường hợp chia tách đất cho con xây nhà để ở không thể chỉ cho xây trên một công trình cũ được vì người ta sử dụng sinh sống ở đấy bao nhiêu đời nay”, ông Ngần chia sẻ.

Ngoài ra, hiện nay theo định hướng của xã hướng đến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với khai thác dịch vụ, du lịch. Giai đoạn 2020-2025, xã Hồng Vân từng bước đưa thương mại, dịch vụ, du lịch làng nghề là ngành kinh tế mũi nhọn.

Thời gian qua, địa phương thực hiện chăm lo xây dựng cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống bản địa. Phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn tạo cơ hội để người dân phát triển kinh tế xanh, nhất là con em của địa phương có thêm nhiều lựa chọn nghề nghiệp, phát triển kinh tế trên chính quê hương mình.

"Hiện nay, xã đã rà soát và lập danh sách 12 trường hợp kho xưởng vi phạm pháp luật đê điều để báo cáo UBND huyện Thường Tín và UBND TP. Hà Nội. Chính quyền xã Hồng Vân rất mong muốn UBND TP. Hà Nội có phương án, hướng dẫn để giải quyết dứt điểm các vi phạm pháp luật đê điều của các kho xưởng trên địa bàn”, ông Ngần chia sẻ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.