| Hotline: 0983.970.780

Bàn ghế học sinh phải có màu sắc thẩm mỹ, phù hợp lứa tuổi

Thứ Hai 27/06/2011 , 10:25 (GMT+7)

Bàn ghế đạt chuẩn được thiết kế tối đa không quá hai chỗ ngồi, bàn và ghế rời nhau độc lập, có chỗ để đồ dùng học tập phù hợp với cấu trúc thiết kế.

Theo Thông tư Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, THCS, THPT của liên Bộ GD-ĐT, KH- CN và Y tế ban hành ngày 26/6, bàn ghế được thiết kế tối đa không quá hai chỗ ngồi, bàn và ghế rời nhau độc lập, có chỗ để đồ dùng học tập phù hợp với cấu trúc thiết kế.

Đồng thời các góc, cạnh của bàn ghế phải nhẵn đảm bảo thẩm mỹ, an toàn và sử dụng màu sắc đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với môi trường học tập của lứa tuổi học sinh.

Đặc biệt, khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng là 215 cm; giữa hai bàn là 95-100cm; khoảng cách từ hàng ghế cuối đến tường phía sau phòng học là 40 cm, khoảng cách từ mép bàn đến tường của hướng ánh sáng chính chiếu vào phòng học là 60 cm... Mặt bàn, mặt ghế và chân bàn, chân ghế phải được làm bằng vật liệu cứng chịu lực, chịu được nước, không cong vênh, không độc hại. Bàn ghế được kết cấu chắc chắn, chịu được sự di chuyển thường xuyên. Các ghép nối được liên kết chắc chắn, nhẵn, đẹp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Thông tư này cũng nói rõ, từ 1/8/2011, bàn ghế của tất cả cơ sở đào tạo trên nếu không đúng quy định phải có kế hoạch thay thế, sửa chữa, sắp xếp để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.