| Hotline: 0983.970.780

Báo Mỹ: Triều Tiên sắp sản xuất được bom hạt nhân nhắm tới Mỹ

Thứ Bảy 01/07/2017 , 07:45 (GMT+7)

Triều Tiên có thâm niên hàng thập kỷ phát triển thiết bị hạt nhân và tên lửa để phóng tên lửa nhằm xoá xổ các thành phố của Mỹ, Úc và châu Á, và hiện đang "chạm tay" vào một vú khí mới, bom hydro, trang tin Wearethemighty.com (WMC) của Mỹ ngày 29-6 đưa tin.

Để chứng minh điều này, WMC dẫn lời các chuyên gia phân tích quân sự hàng đầu của Mỹ tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) vừa trả lời phỏng vấn tạp chí Business Insider sau khi Triều Tiên thử nghiệm hàng loạt tên lửa mới.

"Họ (Bắc Triều Tiên) sẵn sàng chịu rủi ro, kể cả khi thất bại, điều này Mỹ ít khi ngờ tới. Họ quan tâm đến chứng minh những gì họ đang quyết tâm thực hiện. Có rất nhiều thông tin chính trị đi kèm theo những cuộc thử nghiệm này. Triều Tiên từng thử nghiệm thiết bị hạt nhân lần đầu vào năm 2006, nhưng trước đó đã từng thử nghiệm tên lửa từ năm 1984. Các tên lửa này có năng lực giới hạn, chỉ có thể bắn tới các mục tiêu ngắn, ít  hiệu quả, nhưng gần đây hiệu quả của tên lửa mới mạnh lên rất nhiều, có thể bắn tới mọi nơi không giới hạn", Mike Elleman, chuyên gia cao cấp về phòng thủ tên lửa của IISS cho hay.

Tên lửa phòng không của Triều Tiên trong buổi lễ duyệt binh tại Bình Nhưỡng

Siegfried Hecker, chuyên gia khoa học hạt nhân thuộc Đại học Stanford, nói với Yonhap News (Hàn Quốc) hôm ngày 26/6 rằng, Triều Tiên có thể sản xuất ra tritium, một nguyên tố có thể biến một quả bom nguyên tử thành một quả bom hydro với sức công phá cực lớn. Cũng theo Stephen Schwartz, mặc dù bom nguyên tử tạo ra năng lượng khổng lồ qua phân hạch, nhưng bom hydro còn tạo ra năng lượng khổng lồ bằng cách kết hợp nhiệt hạch, phản ứng cực lớn không khác gì năng lượng của mặt trời.

Trong loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân rã hạt nhân được dùng để đốt nóng và nén đầu mang tritium, deuterium, hoặc liti, từ đó xảy ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát lớn hơn rất nhiều. Thông thường vũ khí như vậy được gọi là bom khinh khí, còn gọi là bom hydro, bom H hay bom nhiệt hạch.

Mỹ lo ngại tên lửa Triều Tiên có thể bắn thẳng tới Mỹ

"Không hề có giới hạn lý thuyết về năng lượng tối đa của một quả bom hydro, nhưng thực sự sức công phá của nó không thể tưởng tượng được, điều này đã xảy ra với trái bom Tsar Bomba của Nga, công suất nổ lên tới 100 megaton. Một quả bom như vậy, nếu rơi xuống thủ đô Washington sẽ san phẳng mọi tòa nhà ở cách xa trên 30 km về mọi hướng, cò con người sẽ bị bỏng độ 3 cách xa 45 dặm (56km), hoặc có thể vượt qua Baltimore", Siegfried Hecker cảnh báo.

Mỹ ớn lạnh trước khả năng Triều Tiên có bom hydro

"Những khả năng đáng lo ngại chính là sức tàn phá của bom, vấn đề người Mỹ quan tâm ở đây chính là thời gian. Tuy Bắc Triều Tiên có thể phải mất nhiều thời gian để sản xuất bom hydro, nhưng theo các vệ tinh gián điệp của Mỹ cho thấy, các hoạt động xung quanh khu vực thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên đang gia tăng đáng ngại, trong khi đó, chính Triều Tiên lại tuyên bố họ đã chế tạo được bom hydro, cho dù thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí Bắc Triều Tiên có thể thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ngay trong năm nay. Triều Tiên muốn có tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với một vũ khí nhiệt hạch, và khi đạt được mục tiêu này họ sẽ không dừng lại", Siegfried Hecker cảnh báo thêm.

Với mối lo ngại Bắc Triều Tiên có thể sản xuất bom hydro nhắm vào Mỹ, giới chuyên gia quân sự Mỹ đang hối thúc chính phủ đẩy nhanh mặt trận ngoại giao nhằm thúc Bắc Triều Tiên  "không sử dụng" kho vũ khí hạt nhân của mình, đồng thời không dùng vũ khí hạt nhân để bảo đảm an ninh  như nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã từng tuyên bố.

Vũ khí hạt nhân là chìa khoá để Bắc Triều Tiên bảo đảm về an ninh quốc gia

 

(Theo Wearethemighty.com - 6/2017)

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm