| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ những cánh rừng cổ thụ ở xứ Tuyên

Thứ Năm 08/12/2022 , 07:08 (GMT+7)

Với hàng nghìn ha rừng cổ thụ cùng nhiều loài gỗ quý như lim, đinh, táu, sến… rừng ở Tuyên Quang có giá trị, ý nghĩa về nhiều mặt cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Lượng lượng kiểm lâm huyện Na Hang tuần tra bảo vệ những cánh rừng đặc dụng. Ảnh: Đào Thanh.

Lượng lượng kiểm lâm huyện Na Hang tuần tra bảo vệ những cánh rừng đặc dụng. Ảnh: Đào Thanh.

Tổng diện tích rừng hiện có của tỉnh Tuyên Quang là hơn 422.400ha, trong đó diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu là trên 140.700ha. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Tuyên Quang đạt trên 65%, đứng thứ 3 cả nước.

Ông Triệu Đăng Khoa, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, trong số hơn 422.400ha rừng của Tuyên Quang có nhiều cánh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với nhiều cây gỗ quý hiếm hàng nghìn năm tuổi và khá đa dạng sinh học.

Nổi bật nhất là Khu rừng đặc dụng Na Hang, rừng đặc dụng Tân Trào và rừng đặc dụng Cham Chu. Do đó, công tác quản lý bảo vệ rừng được tỉnh linh hoạt lồng ghép với nhiều chương trình dự án, lồng ghép các nguồn vốn kinh phí, đặc biệt chú trọng việc dựa vào người dân bản địa để giữ rừng.

Chính sách giao khoán bảo vệ rừng và dựa vào dân để giữ rừng cũng được tỉnh Tuyên Quang triển khai khá thành công và hiệu quả.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ giao khoán bảo vệ trên 85 nghìn ha rừng tự nhiên và rừng phòng hộ cho 4.104 hộ dân tộc thiểu số, tổng kinh phí hỗ trợ trên 132 tỷ đồng.

Nhờ việc giao khoán bảo vệ rừng đến từng thôn và từng hộ gia đình đã hạn chế được các vụ phá rừng phức tạp, nhân dân vừa có thêm nguồn thu nhập từ rừng vừa nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng.

Ngành Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cũng phối hợp với các địa phương nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng. Thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh. Phát triển nông lâm kết hợp, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường rừng.

Những cánh rừng ở Tuyên Quang có nhiều cây gỗ cổ thụ quý hiếm cùng hệ sinh thái đa dạng. Ảnh: Đào Thanh.

Những cánh rừng ở Tuyên Quang có nhiều cây gỗ cổ thụ quý hiếm cùng hệ sinh thái đa dạng. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Phùng Văn Minh, dân tộc Mông ở thôn Khau Phiêng, xã Khau Tinh, huyện Na Hang cho biết, được cán bộ kiểm lâm tuyên truyền vận động, ông đã hiểu được ý nghĩa của việc giữ rừng là giữ môi trường an toàn, bền vững cho đời con, đời cháu của mình nên người Mông trong bản không phá rừng. Dân bản còn tự nguyện là "tai mắt" của cán bộ kiểm lâm, hợp tác và kịp thời ngăn chặn khi phát hiện các đối tượng lạ mặt vào rừng muốn “làm thịt” những cây nghiến cổ thụ.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình hiện nay được giao quản lý bảo vệ 39.751ha rừng và đất rừng phòng hộ trên địa bàn 8 xã và thị trấn thuộc huyện Lâm Bình. Riêng khu lưu vực hồ thuỷ điện Tuyên Quang diện tích được giao trên 20.000 ha, bao gồm 3 xã Phúc Yên, Thượng Lâm, Khuôn Hà.

Trong những năm qua đơn vị đã tổ chức quản lý, bảo vệ tốt diện tích được giao, hạn chế đến mức thấp nhất những hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Đồng thời, thực hiện các chương trình phát triển rừng, chính sách về khoán bảo vệ rừng, góp phần tạo thêm sinh kế, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Ông Tề Minh Giám, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Bình cho biết, thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững, từ năm 2013 đến nay, Ban Quản lý đã tổ chức triên khai trồng được 449,70 ha rừng phòng hộ.

Hỗ trợ cho 245 hộ trồng rừng sản xuất 137 ha hiện tại rừng trồng trên địa bàn huyện sinh trưởng và phát triển tốt, góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương và nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện lên 78,94%, là huyện có độ che phủ rừng cao nhất tỉnh.

Song song với công tác chủ động lực lượng để bảo vệ và phát triển rừng, Ban quản lý Rừng phòng hộ Lâm Bình đã xây dựng phương án khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn bằng các nguồn vốn như:

Kinh phí khoán bảo vệ rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP tháng 9/2015 của Chính phủ, về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 cho 174 lượt thôn bản/1.175 lượt hộ gia đình/8 xã, thị trấn với diện tích 87.441ha; nguồn chi trả Dịch vụ môi trường rừng cho 364 lượt hộ gia đình/3 xã với diện tích 17.802ha.

Dẫu còn nhiều khó khăn và thách thức trong công cuộc giữ “rừng vàng” giữ gìn màu xanh cho đất nước nhưng những việc làm hiệu quả của lực lượng kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang đã được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia bảo vệ rừng tại cộng đồng.

Đồng thời, người dân được chia sẻ lợi ích từ tiền nhân công khoán bảo vệ rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng trong thôn, làm cho quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất