| Hotline: 0983.970.780

Điểm tựa nhân lên mầm xanh bất tận

Thứ Năm 06/02/2025 , 16:29 (GMT+7)

Hàng vạn cây xanh đã được tỉnh Tuyên Quang trồng trong dịp Tết trồng cây xuân Ất Tỵ, trở thành điểm tựa nhân thêm mầm xanh bất tận.

Tết trồng cây đã lan tỏa mạnh mẽ phong trào trồng và phát triển rừng ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Tết trồng cây đã lan tỏa mạnh mẽ phong trào trồng và phát triển rừng ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Trung bình mỗi năm, tỉnh Tuyên Quang trồng 10.000ha rừng, con số không hề nhỏ so với mặt bằng chung của cả nước. Truyền thống tốt đẹp này giúp Tuyên Quang trở thành 1 trong 3 địa phương dẫn đầu cả nước về độ che phủ rừng và đang giúp địa phương này nuôi dưỡng khát vọng xây dựng Tuyên Quang trở thành Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trung tâm sản xuất và chế biến gỗ.

Lan tỏa truyền thống trồng cây, gây rừng, những ngày đầu xuân Ất Tỵ, tỉnh Tuyên Quang đã phát động Tết trồng cây tại 143 điểm trên toàn tỉnh. Từ mảnh đất Tân Trào lịch sử của huyện Sơn Dương đến những thôn xóm ở vùng sâu, vùng xa nhất của huyện Lâm Bình đâu đâu cũng náo nức không khí hưởng ứng Tết trồng cây. Đã có 144.069 cây keo và cây bản địa được trồng với khoảng 21.165 người tham gia.

Ông Nguyễn Đại Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT Tuyên Quang cho biết, trong đợt Tết trồng cây này, toàn tỉnh Tuyên Quang thực hiện trồng được hơn 122ha rừng. Trong đó huyện Yên Sơn trồng được hơn 38ha, huyện Hàm Yên trồng hơn 13ha, huyện Chiêm Hóa 19ha, huyện Lâm Bình 31ha,… Tỉnh Tuyên Quang xác định, trồng cây, gây rừng không chỉ tiếp nối truyền thống tốt đẹp của địa phương mà còn là hành động chung tay bảo vệ môi trường sinh thái.

 Lâm Bình là địa phương có độ che phủ rừng lớn nhất tỉnh Tuyên Quang với gần 79% diện tích. Thực hiện Tết trồng cây xuân Ất Tỵ, huyện đã triển khai tại tổ dân phố Bản Khiển, thị trấn Lăng Can. Cùng với tổ dân phố Bản Khiển, huyện sẽ phát động thêm tại 10 điểm khác. Tổng số cây xanh được trồng là 31.920 cây keo và cây bản địa, trên diện tích 31,62 ha, với khoảng 8.000 người tham gia.

Những vườn ươm cây giống chất lượng đã sẵn sàng cung ứng giống cho vụ trồng rừng vụ xuân hè tại Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Những vườn ươm cây giống chất lượng đã sẵn sàng cung ứng giống cho vụ trồng rừng vụ xuân hè tại Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Quan Văn Phùng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lâm Bình cho biết, mỗi cây xanh được trồng xuống dù ở đồng bằng, phố thị hay trên núi rừng đều gieo thêm mầm hi vọng về tình yêu thiên nhiên, giữ gìn bảo vệ môi trường trong các thế hệ. Năm này nối tiếp năm qua, những cây xanh nhỏ bé sẽ lớn lên, đâm chồi, phát tán sẽ dần trở thành cây cổ thụ giúp cân bằng hệ sinh thái, giữ đất, bảo vệ nguồn nước, chống biến đổi khí hậu,…

Công cuộc trồng cây, gây rừng ở Tuyên Quang giúp địa phương duy trì độ che phủ rừng lên tới trên 65%. Nhiều năm qua rừng ở Tuyên Quang còn giúp củng cố nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Tỉnh đã hình thành vùng rừng trồng nguyên liệu gỗ, giấy ổn định trên 190.000ha, trong đó diện tích rừng gỗ lớn trên 85.600ha; hằng năm khai thác trên 1,1 triệu m3 gỗ, đứng đầu các tỉnh miền núi phía Bắc về sản lượng gỗ khai thác; diện tích rừng đã được cấp chứng chỉ rừng bền vững đứng thứ nhất toàn quốc, đạt 83.231ha. Kinh tế rừng phát triển, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, đóng góp cả trăm tỷ đồng vào ngân sách địa phương.

Đặc biệt tỉnh đã và đang triển khai các chính sách như dịch vụ môi trường rừng, bán tín chỉ carbon giúp bảo vệ rừng, và người dân gắn bó với rừng có nguồn thu nhập ổn định cuộc sống.

Năm 2025, tỉnh Tuyên Quang dự kiến trồng 10.100ha rừng, trong đó trồng rừng tập trung là 9.700ha, trồng cây phân tán với diện tích 400ha; khai thác gỗ rừng trồng dự kiến khoảng 10.000ha, sản lượng 1,2 triệu m3 gỗ. Vụ trồng rừng xuân hè tỉnh Tuyên Quang sẽ triển khai tập trung từ tháng 3 đến tháng 6; vụ hè thu từ tháng 7 đến tháng 9. Tỉnh phấn đấu sẽ hoàn thành 100% kế hoạch trồng rừng trong năm trước tháng 7.

Xem thêm
Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

HÀ NỘI Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Chấn chỉnh tư duy khoán trắng công tác phòng dịch cho lực lượng thú y

QUẢNG NINH Quảng Ninh yêu cầu các địa phương chấn chỉnh chính quyền xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y khi phòng, chống dịch bệnh động vật.

Trồng 'cây tỉ đô', vừa có tiền, vừa có rừng

THANH HÓA Nhờ áp dụng phương pháp canh tác thuận tự nhiên, vườn mắc ca của HTX Sản xuất mắc ca Thành Phát phát triển rất khỏe, cho năng suất cao.

Sản xuất lúa ‘3 giảm 3 tăng’, lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha

BÌNH ĐỊNH Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ giảm được chi phí sản xuất 15%, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Kỳ vọng đột phá khoa học công nghệ: [Bài 4] Cởi trói cơ chế tài chính

Những chính sách, cơ chế mới theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội sẽ cởi trói về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 2] Tái cơ cấu đội tàu cá

QUẢNG NINH Giảm đội tàu khai thác gần bờ, phát huy hiệu quả đội tàu khai thác vùng lộng, vùng khơi chính là hướng đi đúng đắn để đưa nghề cá phát triển bền vững.