| Hotline: 0983.970.780

Bất lực nhìn 4 con điên dại

Thứ Sáu 06/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Dù có thể tự đi lại được, song 4 đứa con của anh Thủy không tự đi vệ sinh, không tự ăn uống được, trí não như người điên dại, có thể nổi khùng mọi lúc, mọi nơi.

Theo tiếng gọi non sông, năm 19 tuổi, anh Ngô Thanh Thủy (SN 1960, ở xóm Yên Hội, xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) hăng hái lên đường tham gia nhập ngũ tại đơn vị K82, đóng quân tại tổng kho Long Bình, huyện Đồng Xoài, Bình Phước.

Hết nghĩa vụ, anh trở về địa phương kết duyên cùng chị Nguyễn Thị Ba (SN 1962) với mơ ước nhỏ nhoi về một gia đình đầm ấm, yên vui.

Ngày đầu, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng với bản chất của người lính Cụ Hồ, anh Thủy luôn cố gắng hết sức để vun vén cho gia đình nhỏ của mình. Ngày đứa con cất tiếng khóc chào đời (Ngô Văn Tiến, SN 1986), vợ chồng anh vui mừng khấp khởi.

Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang khi lên 2 tuổi, từ một đứa trẻ bình thường, Tiến đột nhiên thay đổi khác thường khi liên tục la hét, khóc lóc bất thình lình.

“Mọi hành động của nó không như những đứa trẻ bình thường khác, ai bế cũng không cho, thấy ai đến gần là nó cấu xé. Vợ chồng tôi đưa con đi chạy chữa khắp các bệnh viện lớn nhỏ nhưng đến đâu họ cũng lắc đầu”, anh Thủy buồn bã nói.

Về sau, vợ chồng anh chị sinh thêm 4 người con nữa là: Ngô Văn Tính (SN 1988), Ngô Văn Toán (SN 1993), Ngô Thị Hợi (SN 1995) và Ngô Văn Hùng (SN 2002) nhưng chỉ có Hợi là bình thường, còn tất cả đều có biểu hiện như anh trai mình.

Dù có thể tự đi lại được, song các em không tự đi vệ sinh, không tự ăn uống được, trí não như người điên dại, có thể nổi khùng mọi lúc, mọi nơi.

Tiếp chuyện chúng tôi, chị Ba nghẹn ngào: “Vợ chồng tôi sinh được 5 người con thì có đến 4 đứa bị bệnh. Nhiều hôm đang thiu thiu ngủ thì có đứa bật dậy kêu gào, khóc lóc, dỗ dành thế nào cũng không nghe, chứng kiến con mình như thế tôi đau rã rời từng khúc ruột”.

Cũng chính căn bệnh quái ác này là nguyên nhân đã cướp đi sinh mạng của người con thứ 2 là Ngô Văn Tính. Số là khi Tính lên 9 tuổi, hôm đó anh chị đi làm cả, Tính ở nhà không may trượt chân ngã xuống ao chết đuối.

Kể từ ngày đó, mỗi lần đi đâu, làm việc gì anh chị đều phải nhốt các con vào một căn phòng nhỏ chật hẹp để đảm bảo an toàn, ban đầu các cháu gào khóc, la hét thảm thương, nhưng vì miếng cơm manh áo, anh chị đành cắn răng chấp nhận.

15-31-06_-2
Ngô Văn Toán dù đã 21 tuổi nhưng không kiểm soát được hành vi

Nay căn phòng nhỏ, chật hẹp phía sau thường dùng để chứa củi, anh Thủy xây kín lại để “nhốt” các con vào mỗi khi hai vợ chồng đi làm, có những hôm về muộn, thấy các con đói lả chẳng buồn dậy, vợ chồng anh nhìn nhau chết lặng.

Em Ngô Văn Toán là người bị bệnh nặng nhất, Toán không kiểm soát được hành vi của mình, đến bố mẹ cũng không nhận ra. Mỗi khi trái gió trở trời, Toán kêu la thảm thiết, sẵn cái gì là đập phá cái đó.

Cháu út Ngô Văn Hùng chẳng khác gì một đứa trẻ lên hai với đôi mắt vô hồn, Hùng không nói được, cũng không hiểu những gì đang diễn ra xung quanh mình, sức khỏe của Hùng rất yếu, em ăn ít và thường xuyên đau ốm.

Thời gian gần đây, sức khỏe của anh Thủy có biểu hiện đi xuống, anh bị chẩn đoán đau thần kinh, viêm khớp mãn tính. Cái ăn của cả gia đình trông chờ hoàn toàn vào đôi vai tần tảo của người vợ với 3 sào ruộng khoán.

Gia cảnh này mong nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Anh Ngô Thanh Thủy, xóm Yên Hội, xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An (điện thoại liên hệ: 01632.828.781) hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm