| Hotline: 0983.970.780

Bất ngờ với đê trụ rỗng

Thứ Tư 31/07/2019 , 15:21 (GMT+7)

Những ngày này sóng biển dữ dội, tuyến đê biển Tây Cà Mau đang phải hứng chịu nhiều sức ép từ con người và thiên nhiên. Chúng tôi đã có chuyến thị sát tuyến đê biển Tây và chứng kiến những điều kỳ diệu từ công trình đê trụ rỗng.

[Clip]: Khảo sát tuyến đê trụ rỗng tại Cà Mau

 
Anh Mạnh (tay trái) giới thiệu về những tính ưu việt của đê trụ rỗng


Bất ngờ trên "lưng cá voi"

Chiếc vỏ lãi gắn máy xe công suất lớn căng ga chở chúng tôi ra đê. Cách đất liền khoảng 1,5 km, tuyến đê trụ rỗng nhìn xa như cái lưng con cá voi khổng lồ. Hoàng hôn buông nhanh, từng đợt sóng mỗi lúc một dữ dội hơn đập vào thành đê tóe tung bọt nước. Thế nhưng chúng tôi cũng đã tiếp cận và cỡi lên được “lưng cá voi” khổng lồ đó nằm ở biển Tây thuộc huyện Trần Văn Thời.

Nhìn bề ngoài, đê trụ rỗng được thiết kế có mặt tiếp xúc với sóng dạng hình trụ tròn có đục lỗ. Tuyến đê trụ rỗng này áp dụng loại ĐTR304F cao 304cm, rộng 450cm là kết quả nghiên cứu mới của nhóm hợp tác Viện Thuỷ công và Công ty Hồng Lâm, tuyến đê này hoàn thành đưa vào khai thác tháng 2/2019. Sau bốn tháng quay lại, ai cũng bất ngờ khi chứng kiến mé trong đê đã nhanh chóng hình thành được lớp bãi bồi đầy phù sa.

Anh Trần Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty Hồng Lâm, đi cùng đoàn lấy chiếc be chèo chọc xuống nước phấn khởi reo lên. Cạn quá rồi. Phù sa bồi lắng thành bãi bồi rồi. Giơ chiếc be chèo lên còn bám đầy đất cho mọi người xem rồi anh nhảy tỏm xuống nước. Cảm giác vui mừng khó tả của anh khiến tôi không thể cầm lòng được nên cũng săn quần lội xuống. Nước chỉ lên tới đầu gối.

Phù sa bồi lắng thành bãi bồi rồi.

Tôi đạp lên lớp cát bồi và nhẹ nhàng bước chân đi trong mặt nước biển khá êm đềm. Phía ngoài đê sóng vẫn đánh ầm ầm, nước hắt vào ướt hết cả mặt. Mặc kệ, anh Mạnh khom mình lấy tay bốc lên được vốc cát đen ngòn pha lẫn đất phù sa. Lội một vòng trong đê, tôi nghĩ cứ đà này không bao lâu nữa những cây mắm có sức sống mãnh liệt chắc chắn sẽ mọc lên trên vùng bãi bồi này. Có một cây là có rừng và nó trở thành lá chắn giúp bảo vệ bờ biển tốt hơn.
 

Những điểm đặc biệt của đê trụ rỗng

Không phải chuyên ngành xây dựng nên tôi được anh Mạnh giải thích khá cặn kẽ về công trình đê trụ rỗng này. Anh Mạnh ví von cho tôi dễ hiểu, nguyên lý của đê trụ rỗng như một chiếc máy giặt. Mặt cong cung tròn có tác dụng chia sóng. 

Ưu điểm của đê trụ rỗng là công nghệ mới.

Các lỗ rỗng trên mặt cho sóng chui qua, khi sóng tới bị phân tán, trộn với không khí, va đập vào nhau triệt tiêu năng lượng. Mặt đê trụ rỗng phía rừng có ít lỗ hơn nhằm cho một phần nước đi qua mang phù sa bồi tụ vào bên trong. Phía trong đê trụ rỗng do năng lượng sóng còn lại nhỏ nên rừng không còn bị sạt lở và phù sa dần được bồi tụ.

Ưu điểm của đê trụ rỗng là gây bồi tạo bãi rất nhanh, mới được 6 tháng mà đã bồi được 1m. Nếu tốc độ này thì 2 năm là trồng được rừng.

Một điểm ưu việt nữa của công trình đê trụ rỗng chính là tính thẩm mỹ, nó tạo cho chúng tôi sự tò mò, hưng phấn khi ngắm nhìn những con sóng trườn lên, tụt xuống không mệt mỏi, như chàng trai đang vờn cô gái đẹp ở bãi biển.

Đứng trước nguy cơ ảnh hưởng đến đê biển, tỉnh Cà Mau đã và đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống sạt lở từ hình thức đơn giản với kinh phí nhỏ đến hình thức lớn hơn với nguồn kinh phí đầu tư cao. 

Một điểm khá đặc biệt, đê trụ rỗng có thể cơ động di chuyển đi nơi khác khi nếu muốn thay đổi địa điểm.

Do tính cơ động như vậy nên có thể nói tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư cho các công trình mới. Thi công đê trụ rỗng cũng khắc phục được, ít phụ thuộc vào sóng gió ở biển, do toàn bộ kết cấu được sản xuất trong nhà máy.

Chúng tôi được biết, hiện nay tỉnh Cà Mau với tình trạng sạt lở diễn ra cả biển Đông và biển Tây. Bình quân, bờ biển Cà Mau sạt lở khoảng 450ha/năm.

Hiện nay, đối với bờ biển Tây khu vực bị sạt lở nguy hiểm cần khắc phục khẩn cấp là 20 km và bờ biển Đông 30 km. Với những khả năng đặc biệt của đê trụ rỗng, chúng tôi tin chắc rằng trong thời gian tới nó sẽ được chính quyền tỉnh Cà Mau và các tỉnh ĐBSCL ứng dụng rộng rãi để tiêu sóng gây bồi, bảo vệ bờ biển.

Đê trụ rỗng có tính ổn định cao phù hợp với nền đất yếu ở tỉnh Cà Mau, thời gian thi công ngắn, thân thiện với môi trường.

Thực tế cho thấy, bằng sự nỗ lực tỉnh Cà Mau đã xử lý khắc phục sạt lở nhiều vị trí xung yếu. Kết quả đã và đang xử lý sạt lở bờ biển với tổng chiều dài 28.500m, tổng mức đầu tư hơn 953 tỷ đồng.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm