| Hotline: 0983.970.780

Bí quyết nuôi thỏ giữa lòng TP, vô hại với môi trường

Thứ Hai 19/06/2017 , 13:15 (GMT+7)

Với tổng đàn ổn định 200 con giống, 200 con thương phẩm, mỗi năm đều như "vắt chanh" ông chủ trang trại thỏ “8X” Phạm Văn Đức ở thôn Minh Tiến, xã Thạch Hạ đút túi trên 100 triệu đồng. 

Điều đáng ghi nhận là trang trại này nằm giữa lòng TP Hà Tĩnh nhưng vô hại với môi trường.
 

Liên kết chuỗi

Lần đầu nghe bạn bè truyền tai về trang trại chăn nuôi thỏ của anh Đức tôi vừa thấy lạ vừa có cảm giác tò mò. Trì hoãn mãi cuối cùng tôi cũng đấu nối làm việc được với ông chủ sinh năm Hợi này.

13-59-18_2
Với 400 con thỏ, mỗi năm anh Đức dắt túi trên 100 triệu đồng

Đúng chất của một người đi lên từ công tác Đoàn (anh Đức nguyên là Bí thư đoàn xã Thạch Hạ - PV), câu chuyện đầu tư chăn nuôi thỏ được anh Đức kể chi tiết như sau:

Năm 2008 anh tốt nghiệp đại học, trở về quê nhưng không xin được việc làm nên tham gia vào Ban Chấp hành Đoàn xã Thạch Hạ, sau đó làm Bí thư Đoàn xã. Anh bàn với một số thanh niên khác trong xã thành lập nên Câu lạc bộ (CLB) thanh niên phát triển kinh tế. Hàng loạt mô hình đầu tư chăn nuôi, kinh doanh đá granit, trồng nấm... ra đời, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thanh niên trong xã, anh Đức với vai trò là Chủ tịch CLB cũng muốn trải nghiệm, thử sức mình bằng một mô hình cụ thể nên quyết định đầu tư chăn nuôi thỏ.

Tôi hỏi: Sao không nuôi bò, lợn, gà hay cá mà lại là thỏ? Anh Đức lý giải, thỏ là loài động vật thịt trắng, rất lành nên người tiêu dùng từ trẻ nhỏ, lớn tuổi đến người ốm đau bệnh tật đều ăn được cả. Hơn nữa, nuôi thỏ vốn đầu tư vừa phải; ít tác động vào môi trường; nguồn thức ăn xanh như cỏ, rau muống, khoai lang, cà rốt... dễ tìm; người chăn nuôi đối tượng này đang ít nên thị trường rộng mở.

Sau khi được UBND xã tạo điều kiện cho thuê 1.000m2 đất, anh vào Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế rồi ra tận Hà Nội học tập kinh nghiệm nuôi thỏ. Khi đã có chút vốn kỹ thuật, đầu năm 2015 anh vay 400 triệu đồng xây dựng 20 dãy chuồng, thả nuôi 200 con thỏ sinh sản (40 con thỏ đực). Sau hơn 2 năm phát triển, đến nay tổng đàn của trang trại giữ ổn định 200 con thỏ sinh sản và 200 con thương phẩm.

13-59-18_5
Phân bón được ủ để bón cho rau cỏ làm thức ăn xanh cho thỏ

Anh Đức cho biết, giai đoạn đầu chăn nuôi thị trường đầu ra chủ yếu là bán nhỏ lẻ cho các nhà hàng trong thành phố và các huyện lân cận nhưng từ tháng 1/2016, anh ký hợp đồng liên kết chuỗi với Cty CP thực phẩm Hà Nội để đưa “đặc sản” thịt thỏ vươn ra Thủ đô. Theo đó, Cty cung ứng giống, thức ăn tinh cho trang trại, sau đó thu mua thỏ với giá cam kết 75.000 – 80.000đ/kg.

“Mô hình của tôi nuôi theo hình thức cuốn chiếu, bình quân một năm xuất 7 lứa, mỗi lứa bán khoảng 100 con (1,7 – 2kg/con), ước tổng doanh thu đạt trên 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí tôi còn lãi trên 50 triệu đồng”, anh Đức tiết lộ.
 

Thất bại là tiền đề để thành công

Để duy trì được mô hình nuôi thỏ như hiện nay, anh Đức đã nhiều lần buông xuôi, muốn bỏ cuộc. Tháng 4/2016, giai đoạn đầu liên kết với doanh nghiệp, trang trại thả nuôi 200 con thỏ, gần đến ngày xuất chuồng thỏ lăn đùng ra chết đồng loạt không rõ nguyên nhân, có những ngày mất hàng chục triệu đồng. “Của đau con xót”, anh Đức và người của Cty ôm thỏ ra Vinh (Nghệ An), Hà Nội tìm nguyên nhân, kết quả xác định thỏ chết do bệnh tụ huyết trùng. Đợt dịch này “nuốt” của anh hơn 130 triệu đồng. Nợ chưa trả hết, tháng 9/2016 anh tiếp tục vay mượn thêm để tái đàn, trong quá trình cho ăn hàng chục con thỏ lại bị ngộ độc cám, mất trắng hơn 30 triệu đồng, khó khăn chồng chất khó khăn.

13-59-18_6
Chuồng trại phải vệ sinh thường xuyên để hạn chế dịch bệnh

“Một thanh niên nông thôn mất gần 200 triệu đồng trong một năm là một cú sốc lớn. Lúc ấy tôi đã nghĩ đến nước bỏ cuộc nhưng ngẫm lại đều do mình còn thiếu kinh nghiệm nên tôi lại kiên trì đầu tư trở lại. Đến bây giờ thì tôi tự tin đã hiểu rõ về con thỏ để dựa vào nó làm giàu”, anh Đức nhấn mạnh.

Cũng theo chia sẻ của anh, kinh nghiệm sau gần 3 năm nuôi thỏ của mình là xem thỏ như... con. Ngoài phòng dịch định kỳ theo quy trình thì việc theo dõi, chăm sóc thỏ phải thực hiện thường xuyên, liên tục bởi thỏ là loài động vật hết sức nhạy cảm với thời tiết, thức ăn. “Thức ăn xanh của thỏ phải rửa thật sạch nếu dính nước mưa thỏ ăn vào sẽ đau bụng ngay. Đối tượng này chịu nóng, chịu lạnh cũng kém, trong khi điều kiện thời tiết ở Hà Tĩnh mùa hè nóng như lửa đốt, mùa đông lạnh cắt da cắt thịt nên chuồng phải được thiết kế phù hợp với đặc thù từng vùng; luôn giữ nhiệt độ chuồng nuôi ở mức 23 - 33 độ C bằng giải pháp lắp hệ thống tưới nước làm mát vào mùa hè; che chắn chuồng trại, sử dụng bóng đèn sưởi vào mùa đông”, anh Đức nói...

Được biết, trang trại của anh Đức dự kiến sẽ nâng quy mô nuôi lên 400 – 500 con thỏ sinh sản.

Ông Trương Thế Kỷ, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ đánh giá: “Anh Đức là một trong những thanh niên đầu tiên của xã thành công với mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học. Trang trại thỏ này vừa đảm bảo môi trường vừa mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Sự táo bạo và sáng tạo của anh Đức chính là lựa chọn đối tượng nuôi mới, thị trường đang có xu hướng mở rộng”.

 

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm