| Hotline: 0983.970.780

Biến chất thải chăn nuôi thành phân bón

Thứ Ba 10/10/2017 , 13:55 (GMT+7)

Cục Chăn nuôi vừa phối hợp với Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Trung ương (LCASP) tổ chức hội thảo "Đánh giá công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô trang trại".

Hội nghị diễn ra tại Phú Thọ, có sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi tại 25 tỉnh, thành phía Bắc.

08-49-03_dsc_0207
Sử dụng máy tách phân để thu gom nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh tại tỉnh Phú Thọ

Theo ông Đường Công Hoàn, Phó trưởng phòng Môi trường chăn nuôi (Cục Chăn nuôi), mỗi năm ngành chăn nuôi thải ra môi trường khoảng 79 triệu tấn phân và 56 triệu tấn nước tiểu. Đồng thời, hàng năm chăn nuôi còn thải ra môi trường khoảng vài trăm triệu tấn khí, chủ yếu gồm CO2, NH3, CH4, H2S... thuộc nhóm khí gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động hô hấp và tiêu hoá của vật nuôi, ủ phân, chế biến thức ăn chăn nuôi.

Nếu ứng dụng các công nghệ để sản xuất phân hữu cơ từ phân chuồng, ngành chăn nuôi có thể thu về hàng trăm triệu USD từ nguồn nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường này.

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số loại máy ép phân gia súc. Chức năng chủ yếu của máy là tách chất thải rắn từ hỗn hợp chất thải chăn nuôi, đặc biệt là chất thải chăn nuôi lợn. Nhờ quá trình tách này, việc xử lý riêng biệt chất thải rắn và chất thải lỏng sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Trang trại chăn nuôi của Cty C.P tại thôn Quyết Tiến, xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội nằm trong khuôn viên diện tích 5ha với tổng đàn lợn đang nuôi khoảng 1.000 lợn thịt. Số lợn này thải hàng ngày khoảng 1,5 tấn chất thải rắn và 20m3 chất thải lỏng. Cty đã sử dụng hệ thống xử lý chất thải bằng công trình bể biogas làm bằng HDPE có tổng thể tính là 1.553m3. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động việc xử lý chất thải chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do nước thải sau công trình biogas chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định, tốn nhiều chi phí cho việc xử lý bãi thải, nước thải.

Nhờ đầu tư vận hành máy ép phân mà trang trại này đã giải quyết cơ bản vấn đề chất thải chăn nuôi. Ưu điểm của máy ép phân là giúp chống quá tải bể biogas, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước xả, tận thu nguồn phân để làm phân bón hữu cơ hoặc phân vi sinh cho cây trồng và tạo khí gas sử dụng trong trang trại cho chạy máy phát điện, đun, thắp sáng hoặc úm lợn.

Hiện nay, do nhu cầu cao của xã hội đối với rau an toàn, rau hữu cơ nên các sản phẩm phân bón hữu cơ và phân vi sinh có nguyên liệu chủ yếu từ chất thải rắn trong chăn nuôi lợn đã qua xử lý ngày càng được nhiều người mua về sử dụng.

TS Nguyễn Thế Hinh, Giám đốc BQL Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp Trung ương chia sẻ: "Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở Việt Nam là do sử dụng nhiều nước để làm vệ sinh và làm mát cho gia súc dẫn đến chất thải lỏng khó thu gom, dẫn đến việc xả ra môi trường. Các nghiên cứu khoa học và thực tiễn đã khẳng định, sử dụng nước thải sau hầm biogas tưới cho cây trồng rất tốt, cây sinh trưởng khoẻ, cho năng suất, chất lượng cao và giảm chi phí đầu tư cho phân bón hữu cơ.

Các trang trại chăn nuôi cần phải có diện tích trồng trọt hoặc liên kết với các trang trại trồng trọt lân cận để sử dụng hết nước thải chăn nuôi/nước thải sau biogas cho tưới vườn.

Tuy nhiên, mỗi loại cây trồng cần một hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Do đó, cần phải tính toán thụ thể về tần suất tưới, lượng nước sử dụng cho mỗi lần tưới và mức độ hoà loãng khi tưới, đảm bảo cho cây trồng không bị chết".

Cũng theo TS Nguyễn Thế Hinh, các trang trại cần xây lắp hệ thống máy ép phân để tách bớt chất thải rắn từ phân lỏng đưa sang bể ủ phân compost nhằm sản xuất phân bón hữu cơ nguyên liệu, phần nước thải lỏng còn lại đưa xuống hầm biogas để giảm tải cho việc phân huỷ chất hữu cơ từ phân lợn.

Còn theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi: "Hiện nay, công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh từ phân chuồng có rất nhiều. Tuy nhiên, việc thương mại hoá phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh sản xuất từ phân thải vật nuôi rất khó khăn, bởi các cơ quan chức năng chưa xây dựng được tiêu chuẩn, quy chuẩn phân bón hữu cơ".

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm