| Hotline: 0983.970.780

Biến nhà đầu tư nước ngoài thành trụ cột các ngành sản xuất trong nước

Thứ Hai 15/06/2020 , 15:03 (GMT+7)

Đây là ý kiến được đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đưa ra trong phiên thảo luận chiều 15/6 của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội. Ảnh: Quochoi.vn.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội. Ảnh: Quochoi.vn.

Mở đầu phần phát biểu của mình, ông Cường nhận định Việt Nam đã trở thành hình mẫu đi đầu trong phòng chống dịch. Về kinh tế, cả thế giới đối mặt với khó khăn như Đại suy thoái, nhiều nền kinh tế lớn đang tăng trưởng âm nhưng Việt Nam vẫn nổi lên là nước dẫn đầu về tốc độ phát triển.

Dẫn nghiên cứu của Đại học Kinh tế quốc dân, đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết Việt Nam có thể đạt được tăng trưởng 4,8%, thậm chí nếu nỗ lực có thể đạt 5,2% trong năm 2020.

"Chúng ta đã biến nguy thành cơ, cải thiện uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, biến Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn của thị trường đầu tư. Đây là thời điểm tốt cho Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế, giúp Việt Nam có cơ hội hóa rồng", ông Cường nhận định thêm.

Theo ông, để biến cơ hội trên thành hiện thực, cần phải có giải pháp đặc biệt để biến các nhà đầu tư nước ngoài thành trụ cột của các ngành sản xuất trong nước.

Dẫn ví dụ nếu có cơ chế phù hợp để thu hút ngành công nghiệp đường sắt tại Việt Nam, đại biểu này nói: "Khi có chính sách phù hợp thì doanh nghiệp nước ngoài có thể bắt tay với những doanh nghiệp trong nước hình thành công nghiệp đường sắt. Cách làm này sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc vay tiền nước ngoài và nhập những đoàn tàu riêng lẻ".

Ông cũng góp ý giải pháp tăng cường tiềm lực về nguồn vốn trong nước từ nguồn vốn vay quốc tế và đề xuất cần có cơ chế để ngân hàng thương mại vay vốn quốc tế về cho doanh nghiệp trong nước vay lại theo hình thức tự vay tự trả.

Để tạo bước phát triển đột phá, theo ông Cường, phải thúc đẩy đổi mới, sáng tạo mà trước hết cần áp dụng trong quản lý. Đổi mới, sáng tạo trong kinh tế có nghĩa là phải tìm ra được cách giải quyết vấn đề khác với thông lệ để đạt kết quả nhanh hơn, hiệu quả cao hơn.

Liên quan vấn đề giáo dục, đại biểu đoàn Hà Nội đánh giá cao Bộ GD-ĐT trong việc từ bỏ độc quyền biên soạn sách giáo khoa, thực hiện chủ trương xã hội hóa, tạo sự cạnh tranh.

Trong vấn đề xã hội, ông Cường nêu thực tế từng có ý kiến lo lắng việc giãn cách xã hội sẽ gây ra đói nghèo, rồi "bần cùng sinh đạo tặc". Tuy nhiên, trên thực tế, thế giới rung động vì những việc làm tương thân tương ái mà chỉ Việt Nam mới có. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho những người lao động mất việc, thực hiện mục tiêu bao trùm không để ai bị bỏ lại phía sau.

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật loạt cán bộ dính vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà... do liên quan vụ Thuận An, Phúc Sơn, Đại Ninh...

Nông nghiệp Hà Nội được nhiều người biết đến nhờ thông tin tuyên truyền

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp của Thủ đô năm 2023 đã đạt tốc độ tăng trưởng 2,74%.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Công trình cấp nước miền núi ở Khánh Hòa: Công nghệ lạc hậu, vận hành yếu kém

Phần lớn các công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Khánh Hòa hoạt động kém hiệu quả, xuống cấp, hư hỏng.