| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam trước cơ hội đón làn sóng đầu tư nước ngoài mới

Thứ Ba 19/05/2020 , 10:09 (GMT+7)

Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang dời khỏi Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc và Việt Nam đang được coi là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Công nhân lắp ráp linh kiện điện tử tại khu công nghiệp Việt -Trung. Ảnh: Cissy Chu

Công nhân lắp ráp linh kiện điện tử tại khu công nghiệp Việt -Trung. Ảnh: Cissy Chu

Kế hoạch dịch chuyển của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới, bao gồm cả Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc nhằm đối phó sự gián đoạn chuỗi cung ứng xuất phát từ đại dịch Covid-19.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), thị trường bất động sản Việt Nam có thể sẽ nhận được một liều kích thích thứ hai từ các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dừng chân để đặt cơ sở sản xuất nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong khu vực, sau khi điểm yếu này lộ ra quá nhiều rủi ro ở công xưởng thế giới - Trung Quốc.

Và quốc gia Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi trong cuộc dịch chuyển “tái định cư” này như một giải pháp thay thế mới nhiều tiềm năng. Đặc biệt là kể từ sau khi các tập đoàn công nghệ khổng lồ như Apple, Samsung và các nhà cung cấp của họ buộc phải giới hạn hoạt động để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến thuế quan cao hơn.

Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Đồ họa: SCMP

Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Đồ họa: SCMP

Các chuyên gia phân tích đánh giá, mọi chỉ số đầu tư ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam hiện đều rất thuận lợi, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên thế giới làm gián đoạn chuỗi cung ứng và căng thẳng thương mại lẫn chính trị đều leo thang giữa Trung Quốc và các cường quốc kinh tế khác.

Sunny Hoang Ha, giám đốc kinh doanh của SPG Land Việt Nam, công ty con của tập đoàn Greenland Hong Kong Holdings cho biết, sự bùng phát của Covid-19 đang buộc nhiều công ty phải đánh giá lại chiến lược sản xuất của họ và Việt Nam có nhiều khả năng mang lại lợi ích.

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn quốc tế JLL, hiện tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở phía bắc của Việt Nam, bao gồm cả Hà Nội và Hải Phòng đã tăng 200 điểm cơ bản lên trung bình 72% trong quý đầu tiên kể từ cuối năm 2019, trước khi giảm dần từ tháng Hai trong bối cảnh đại dịch.

Việc kiểm soát tốt địa dịch Covid-19 là điểm cộng của Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế. Ảnh: Reuters

Việc kiểm soát tốt địa dịch Covid-19 là điểm cộng của Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế. Ảnh: Reuters

Báo cáo của PropertyGuru, làn sóng đầu tư dự kiến từ các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam cũng có thể là một cú hích mới cho thị trường và người dân địa phương trong bối cảnh đại dịch và suy thoái kinh tế đã làm giảm nhu cầu 18% trong quý 1 của năm 2020, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Jeremy Williams, giám đốc kinh doanh PropertyGuru, đơn vị điều hành cổng thông tin Batdongsan.com.vn cho biết, trước làn sóng đầu tư mới của các nhà công nghiệp nước ngoài, phân khúc nhà ở đương nhiên sẽ tăng nhu cầu và mở ra nhiều hứa hẹn.

Một lợi thế khác của Việt Nam chính là phản ứng đối với đại dịch Covid-19, đã được ca ngợi như là một hình mẫu trong việc kiềm chế sự lây lan của bệnh dịch khi đến nay mới chỉ ghi nhận 271 trường hợp nhiễm và chưa có ca tử vong. Việt Nam hiện đã dỡ bỏ các lệnh hạn chế và trở thành một trong những quốc gia đầu tiên tái khởi động lại hoạt động kinh tế.

Giới phân tích cũng đang theo dõi chặt chẽ các động thái mới nhất của Nhật Bản, có thể sẽ sớm chứng kiến một cuộc đổ bộ của các doanh nghiệp nước này đến Việt Nam và các quốc gia láng giềng. Hồi tháng trước, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã tiết lộ một ngân khoản trị giá 2,2 tỷ USD để cho các doanh nghiệp Nhật Bản dời khỏi Trung Quốc.

Mỹ và các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cũng cho thấy những động thái sẵn sàng giảm sự phụ thuộc vào những đối tác truyền thống. Bằng chứng là Apple, Nintendo và Samsung và nhiều nhà cung cấp ở châu Á thời gian qua đã chuyển một số khu vực sản xuất hoặc lắp ráp sang Việt Nam.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng 10%, đạt 15,5 tỷ USD vào năm 2018, mức tăng liên tục trong vòng bảy năm.

“Tư duy về chuỗi cung ứng ‘hàng rào khoanh vùng’ nhằm giảm sự phụ thuộc quá mức vào một nền sản xuất duy nhất sẽ thúc đẩy sự dịch chuyển và Việt Nam sẽ hưởng lợi do giáp biên giới với Trung Quốc cũng như có lực lượng lao động lành nghề và có kỷ luật, trong khi chi phí lại chỉ chiếm một phần nhỏ so với Trung Quốc”, ông Williams nói.

Bên cạnh đó, lực lượng dân số trẻ của Việt Nam cũng hứa hẹn cung cấp một đội ngũ chuyên gia tài năng, điểm cộng thêm vào sự hấp dẫn đầu tư.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.