| Hotline: 0983.970.780

Bình Định không lơ là dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 29/08/2019 , 08:35 (GMT+7)

Thời gian qua, tuy dịch tả lợn châu Phi không bùng thành ổ dịch lớn, nhưng nó đã có mặt hầu khắp các huyện, thị, thành phố của tỉnh Bình Định, trừ huyện miền núi Vĩnh Thạnh.

Dịch lây lan “như vết dầu loang”

Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) chính thức vào Bình Định vào cuối tháng 5/2019 với ổ dịch 53 con của hộ ông Nguyễn Văn Tâm ở phường Nhơn Phú (TP Quy Nhơn). Gần 3 tháng sau (tính đến 21/8), DTLCP đã “gõ cửa” 1.881 hộ chăn nuôi ở 325 thôn thuộc 80 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã, thành phố gồm: Quy Nhơn, Tuy Phước, Vân Canh, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Hoài Ân. Tổng số heo buộc tiêu hủy gần 22.000 con.

Vận chuyển heo nhỏ lẻ vẫn phải tuân thủ tiêu độc sát trùng. Ảnh: Lê Khánh.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, từ ngày 21/8 đến nay, dịch phát sinh thêm tại 2 phường thuộc TP Quy Nhơn. Bên cạnh đó, các địa phương phải tiêu hủy thêm đàn heo tại những ổ dịch đã phát hiện trước đó gồm: TP Quy Nhơn 52 con, TX An Nhơn 303 con; các huyện Hoài Nhơn 95 con, Phù Mỹ 55 con. Các huyện Vân Canh, Tuy Phước, Tây Sơn, Phù Cát và Hoài Ân không phát sinh thêm.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định cho biết, quá trình thực hiện công tác phòng chống DTLCP đã bộc lộ nhiều hạn chế. Tại thời điểm dịch mới xảy ra, ban chỉ đạo phòng chống dịch động vật một số địa phương không kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch; không xây dựng kế hoạch cụ thể ứng phó khi xảy ra dịch.

Ở cấp xã, nhiều tổ xung kích chống dịch chỉ mang tính hình thức, khi có dịch xảy ra xã không huy động được người vì thành viên tổ xung kích chủ yếu là thuê mướn. Khi phát hiện heo bị chết, người dân báo cho xã nhưng xã phản ứng rất chậm khiến người dân bức xúc.
 

Siết chặt tái đàn

Diễn biến của DTLCP đã có phần lắng xuống. Tuy nhiên, để hạn chế thấp nhất thiệt hại, Bình Định vẫn đang tăng cường các biện pháp phòng chống dịch. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn côn trùng, rắc vôi khu vực chăn nuôi được các địa phương duy trì tích cực.

14-58-39_chot_kiem_dich_huyen_hoi_n_niem_phong_heo_xut_bn_khoi_di_phuong
Chốt kiểm dịch huyện Hoài Ân niêm phong heo xuất bán khỏi địa phương. Ảnh: Lê Khánh.

Hạn chế tăng đàn và hướng đến chăn nuôi an toàn sinh học cũng là những giải pháp phòng chống DTLCP của Bình Định. Hiện tỉnh chỉ tạo điều kiện tái đàn cho những trang trại, gia trại chưa dính dịch mà đã tiêu thụ hết heo. Trước khi tái đàn phải được ngành chức năng kiểm tra, chuồng trại phải bảo đảm cách ly.

Đặc biệt, Bình Định đang rất hạn chế nhập heo giống từ các tỉnh ngoài vào. Hiện người chăn nuôi heo ở Bình Định tái đàn chưa mạnh, nên lượng heo giống SX tại các trang trại: Thành Phú, Phú Hưng, Huy Tuyết, Hải Đảo và các trang trại SX heo giống của hệ thống C.P Việt Nam cơ bản cung ứng đủ nhu cầu cho người chăn nuôi.

“Tuy nhiên, khi các trang trại nói trên xuất bán heo giống phải tuân thủ nghiêm hướng dẫn của ngành thú y. Trước khi xuất heo các trang trại phải lên kế hoạch cụ thể gửi về Chi cục Chăn nuôi và Thú y để cơ quan này kiểm tra trang trại về công tác tiêu độc sát trùng, tiêm phòng và kiểm dịch đàn heo, xét nghiệm âm tính. Khi tất cả đều ổn, có văn bản của ngành chức năng các địa phương mới được nhập heo giống về tái đàn”, ông Hùng cho hay.

“Ngoài các trạm kiểm dịch chính trên các tuyến quốc lộ, hiện Bình Định vẫn duy trì các trạm kiểm dịch tạm thời tại các địa phương để kiểm soát lượng heo ra vào địa bàn nhằm phòng chống DTLCP lây lan. Chúng tôi đang hoàn tất hồ sơ tiêu hủy để sớm hỗ trợ cho người chăn nuôi khôi phục SX; đề xuất UBND tỉnh sớm xuất ngân sách chi trả tiền công cho lực lượng tham gia chống dịch tại địa phương”, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất