| Hotline: 0983.970.780

Bình Định kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 300 tỷ đồng để khắc phục hậu quả lũ lụt

Thứ Sáu 09/12/2016 , 18:44 (GMT+7)

Sáng ngày 9.12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trình Đình Dũng và các Bộ, ngành Trung ương đã về Bình Định kiểm tra tình hình thiệt hại do bão lũ tại Bình Định. Tại những nơi đến thăm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chia sẻ nỗi mất mát, đau thương mà người dân phải gánh chịu do mưa lũ gây ra...


Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng thăm hỏi, động viên người dân
 

Phó Thủ tướng Chính phủ Trình Đình Dũng đã thăm hỏi, động viên và tặng quà cho gia đình có em Đào Minh Tài (SN 2003) ở thôn Thanh Liêm  xã Nhơn An (TX An Nhơn) bị chết do mưa lũ; gia đình ông Nguyễn Văn Hải, ở thôn Lương Quang, xã Phước Quang (huyện Tuy Phước) có nhà bị sập.

Tại những nơi đến thăm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chia sẻ nỗi mất mát, đau thương mà người dân phải gánh chịu do mưa lũ gây ra, đồng thời chỉ đạo chính quyền địa phương hỗ trợ khẩn cấp về vật chất và tinh thần, giúp người dân vượt qua khó khăn trước mắt, từng bước ổn định cuộc sống.

Tiếp đến, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra bờ đê đội 3 thôn Luật Lễ, thị trần Diêu Trì (huyện Tuy Phước) bị sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp hàng chục hộ dân ở địa phương và  chỉ đạo huyện Tuy Phước phải di dời khẩn cấp các hộ dân bị ảnh hưởng đến nơi an toàn.


Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng thăm hỏi, động viên người dân
 

Báo cáo với Phó Thủ tướng Chính phủ tại hiện trường, lãnh đạo tỉnh Bình Định, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng và Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng, cho biết: Từ Ngày 29/11-8/12, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều đợt mưa lũ lớn trên diện rộng gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân. Đến nay, mưa lũ đã làm 16 người chết, 5 người bị thương; 225 ngồi nhà dân bị sập hoàn toàn; 120 ngôi nhà bị tốc mái; 23.650 lượt ngôi nhà bị ngập nước.

Hệ thống giao thông bị hư hỏng nặng với 38,2 km bị hư hỏng; 33 điểm bị sạt lở; 30 cống và 11 cầu bị sập hoàn toàn, gây ách tắc giao thông. Trên địa bàn tỉnh có 46,2 km đê điều, kè bị sạt lở nặng, uy hiếp đến người dân; 57,16 km kênh mương bị sạt lở, bồi lấp. Sản xuất nông nghiệp cũng bị nhiều thiệt hại khi 2.253 ha lúa vụ mùa trong giai đoạn chín đã bị ngập; 12.050 ha lúa Đông Xuân mới gieo sạ bị ngập, hư hỏng phải gieo sạ lại. Tổng giá trị thiệt hại ước tính 795 tỉ đồng.

Những ngày qua, Bình Định đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ, từng bước ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân. Tuy vậy, thiệt hại do mưa lũ là rất lớn, bên cạnh sự nỗ lực của địa phương, tỉnh cần sự hỗ trợ về nhiều mặt của Chính phủ và các bộ ngành Trung ương.


Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng thăm hỏi, động viên người dân
 

Trước mắt, tỉnh kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ 300 tỉ đồng để khôi phục hạ tầng giao thông, thủy lợi; hỗ trợ đời sống dân sinh và lúa giống để khôi phục sản xuất. Hỗ trợ tỉnh cải tạo, sửa chữa các tuyến đường giao thông của địa phương kết nối với các tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh; không thu hồi vốn đối ứng trước từ ngân sách Trung ương và số vốn tối thiểu Trung ương phải thu hồi theo quy định là 531,31 tỉ đồng, tạo điều kiện tập trung xây dựng một số công trình thiết yếu và khắc phục hậu quả mưa lũ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao công tác chỉ đạo điều hành ứng phó và khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra của tỉnh ta, đồng thời chỉ đạo tỉnh chia sẻ những thiệt hại mà chính quyền và nhân dân trong phải đang gánh chịu, đồng thời yêu cầu tỉnh cần phải phải phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả mưa lũ. Trước mắt tăng cường kiểm tra, rà soát công tác cứu trợ, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do lũ lụt gây ra, không để dân bị đói.


Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng thăm hỏi, động viên người dân
 

Đối với các hộ gia đình có người bị chết, bị thương, hộ có nhà bị sập…tỉnh phải tổ chức thăm hỏi, động viên và trích ngân sách hỗ trợ, đồng thời vận động nhân dân hỗ trợ thêm vật liệu, công lao động để xây nhà ở cho bà con bị thiệt hại. Bên cạnh đó, kiểm tra toàn bộ hệ thống đường giao thông, thủy lợi trên địa bàn, công trình nào cấp thiết nhất thì huy động lực lượng tu sửa tạm thời để phục vụ đi lại và sản xuất. Bộ Sở GT&VT chịu trách nhiệm hỗ trợ tỉnh  tu sửa, khắc phục các tuyến đường giao thông của địa phương kết nối với các tuyến Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh bị hư hỏng.

Bộ Công thương, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình khẩn trương hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tỉnh Bình Định khắc phục hậu quả lũ lụt, báo cáo cho Chính phủ biết. Chính phủ ghi nhận, xem xét hỗ trợ kinh phí và giải quyết các kiến nghị của tỉnh, giúp tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.