| Hotline: 0983.970.780

Bình Định với nỗi lo 10 hồ chứa nước mất an toàn

Thứ Hai 23/09/2024 , 18:06 (GMT+7)

Dù Bình Định đã có nhiều nỗ lực trong công tác sửa chữa, nâng cấp hồ đập, thế nhưng hiện vẫn còn nhiều công trình nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão.

Nỗ lực không ngừng

Theo ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, trên địa bàn tỉnh này hiện có 164 hồ chứa nước, gồm: 62 hồ lớn, 37 hồ vừa và 65 hồ nhỏ; trong đó, có 33 hồ có tràn cửa van, 131 hồ có tràn tự do. Riêng Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) Bình Định hiện đang quản lý, khai thác 63 hồ chứa lớn và vừa; còn lại các địa phương quản lý.

Cũng theo ông Chương, từ năm 2016 đến nay Bình Định đã sửa chữa, nâng cấp 40 hồ chứa và xây dựng mới 2 hồ chứa khác, gồm: 16 hồ thuộc dự án WB8, 4 hồ thuộc dự án sửa chữa cấp bách, 1 hồ thuộc dự án WB5, 2 hồ thuộc dự án Phát triển nông thôn Tổng hợp miền Trung, 13 hồ thuộc các dự án bảo đảm an toàn hồ chứa, 1 hồ (hồ Quang Hiển) thuộc dự án đập dâng Hà Thanh 1 và 5 hồ thuộc các dự án khác là Suối Mây, Đập Chùa, Đồng Đèo 2; riêng hồ nước ngọt Nhơn Châu (thành phố Quy Nhơn) và hồ Đồng Mít (huyện An Lão) được xây mới.

Hồ chứa nước Thạch Khê nằm trên địa bàn xã Ân Tường Đông (huyện Hoài Ân, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Hồ chứa nước Thạch Khê nằm trên địa bàn xã Ân Tường Đông (huyện Hoài Ân, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

“Đối với dự án sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp giai đoạn 2021-2025, có 12 hồ chứa nước gồm các hồ: Cây Điều, Hóc Hảo, Đồng Quang, Đá Bàn, Nhà Hố, Giàn Tranh, Chánh Hùng, Đá Vàng, Cây Thích, Suối Cầu, Hải Nam, Hóc Thánh đã khởi công xây dựng từ tháng 9/2023, dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2025”, ông Hồ Đắc Chương cho hay.

Còn 10 hồ chứa nguy cơ mất an toàn

Cũng theo ông Chương, những hồ chứa có đập đất ở Bình Định được xây dựng đã lâu, chưa được gia cố thượng lưu, nền và thân đập bị thấm, kích thước mặt cắt ngang không đảm bảo do bị sạt trượt, không có vật thoát nước hạ lưu đập. Tràn xả lũ chủ yếu là tràn tự nhiên nên bị xói lở hạ lưu; một số tràn làm bằng bê tông hoặc đá xây do xây dựng từ lâu nên hiện đã hư hỏng, bong tróc vữa xây các tường cánh, bể tiêu năng bị xói lở.

Trước mùa mưa bão năm 2024, qua kết quả kiểm tra hiện trạng hồ đập trên địa bàn, ngành chức năng Bình Định cho biết có 10 hồ chứa hiện đã hư hỏng, nguy cơ mất an toàn cao, gồm các hồ: Hóc Quăn, Lòng Bong, Nam Hương, Bàu Dài, Bàu Sen, Hòa Mỹ, Hóc Bông, Thuận An, Hóc Sanh, Hóc Huy. Đây là mối lo lớn của ngành chức năng Bình Định khi mùa bão lũ đã cận kề.

“Hiện chưa có hồ nào trong số 10 hồ nói trên được bố trí nguồn vốn sửa chữa khẩn cấp. Trong mùa mưa lũ năm 2024, các hồ nói trên buộc phải hạn chế tích nước để bảo đảm an toàn”, ông Lê Xuân Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bình Định cho hay.

Đập Lai Giang nằm trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Đập Lai Giang nằm trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Ngoài ra, Bình Định còn có 49 hồ chứa nhỏ do các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh và thị xã Hoài Nhơn quản lý có thân đập bị thấm. Anh Dương Quốc Trí, chuyên viên thủy lợi Phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân, cho biết: “Trên địa bàn huyện hiện có 3 hồ có đập bị thấm là hồ Hóc Của, Hóc Mỹ và Hội Long. Riêng đập đất của hồ Hóc Của ở xã Ân Thạnh do được xây dựng đã lâu, chưa được sửa chữa lần nào hiện đang bị thấm nặng”.

“Trong mùa mưa lũ, tại các công trình thủy lợi được bố trí nhân lực trực 100% để giám sát, xử lý mọi sự cố và phối hợp chặt chẽ với cơ quan khí tượng, nhằm cập nhật tình hình mưa lũ, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo ngành và UBND tỉnh về việc điều tiết nước”, ông Nguyễn Văn Tánh, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH KTCTTL Bình Định chia sẻ.

Xem thêm
Thủ tướng làm Trưởng ban sắp xếp, tinh giản bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

Các mô hình đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn liền với chuỗi giá trị giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo...

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.