| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thị trường tỷ dân của Trung Quốc có nhu cầu lớn về chè, cà phê

Thứ Hai 14/10/2019 , 11:27 (GMT+7)

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định chè, cà phê là những loại nông sản của Việt Nam rất có tiềm năng tăng mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.  

Phát biểu của người đứng đầu ngành Nông nghiệp Việt Nam được đưa ra trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc về Hợp tác sản xuất tiêu thụ chè, cà phê, tổ chức tại Hà Nội ngày 14/10.

Toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:

Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Năm 2008, hai nước chúng ta đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện để mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt - Trung, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước cũng như vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao thường xuyên thăm hỏi lẫn nhau đã góp phần nâng hợp tác toàn diện Việt - Trung lên tầm cao mới. Đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, hai chính phủ.

Chuyến thăm chính thức của đồng chí Hàn Trường Phú, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc lần này đánh dấu mốc quan trọng, nâng tầm hợp tác giữa hai Bộ về phát triển nông nghiệp nông thôn của hai nước.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tiềm năng và nhu cầu nhập khẩu các loại nông sản của Trung Quốc còn rất lớn. 

Việt Nam là quốc gia có lợi thế và tiềm năng lớn trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới, thuận lợi để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đa dạng, đặc trưng theo từng vùng, miền.

Sản phẩm nông lâm, thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang trên 180 thị trường trên thế giới, phủ khắp trên hầu hết các nước trên toàn cầu. Nhiều nông sản của Việt Nam giữ vị trí tốp đầu trên thế giới như lúa gạo, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, thủy sản, đồ gỗ…

Bộ NN-PTNT Việt Nam đang chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung xây dựng ngành chè, cà phê Việt Nam, thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, an toàn, thu hút đầu tư, liên doanh liên kết nhằm phát triển lĩnh vực chế biến, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp.

Trong đó, đối với ngành chè: Diện tích chè cả nước năm 2018 khoảng 125.000 ha, năng suất gần 9 tạ/ha và sản lượng đạt trên 1 triệu tấn búp tươi. Đến nay, Việt Nam có thể sản xuất đủ các loại chè phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng thế giới.

Chế biến chè đang được nâng cấp và cải thiện cả về quy mô và công nghệ, cả nước có khoảng 257 doanh nghiệp chế biến chè quy mô công nghiệp, tổng công suất theo thiết kế là 5.204 tấn búp tươi/ngày, sử dụng 220.764 lao động sản xuất ra 193.618 tấn sản phẩm; hơn 500 cơ sở sản xuất, chế biến, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô/năm, trong đó: Chè đen chiếm 60%, chè xanh chiếm 40% gồm chè sao lăn, xanh duỗi, và các loại chè đặc biệt như Ô long, Phổ Nhĩ, các loại chè hương, chè thảo dược…

Việt Nam là nước đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Việt Nam xuất khẩu chè sang 61 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè. Chè Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc về sản lượng và xuất khẩu chè xanh. Trong năm 2018, lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 128.000 tấn, trị giá đạt 219 triệu USD.

Xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới

Đối với ngành cà phê, tổng diện tích cà phê cả nước đến hết năm 2018 đạt 688,4 ngàn ha, tăng 157.5 ngàn ha so với 10 năm trước. Sản lượng cà phê nhân xấp xỉ 1,62 triệu tấn, tăng 49.000 tấn. Hiện nay, tình hình áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững nông dân trồng cà phê theo quy trình công nghệ, kinh nghiệm truyền thống chiếm 57.3%; tỷ lệ áp dụng quy trình sản xuất và chế biến cà phê tiêu chuẩn quốc tế UTZ: 11%; tiêu chuẩn 4C 17.5%; áp dụng tiêu chuẩn rừng mưa (RFA): 1.2%; áp dụng tiêu chuẩn VietGAP: 1,7%; áp dụng tiêu chuẩn khác: 11.3%.

Hiện tại, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ hai thế giới và dẫn đầu toàn cầu về cà phê robusta. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1.88 triệu tấn, trị giá 3.5 tỷ USD, tăng gần 20% về lượng, tăng 1% về trị giá so với năm 2017.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc Hàn Trường Phú và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng thưởng trà.

Trung Quốc là một trong những thị trường lớn và truyền thống nhập khẩu nông sản Việt Nam.

Với dân số 1.42 tỷ dân, chiếm 18.7% tổng dân số thế giới, có hàng trăm triệu khách du lịch, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú.

Theo WTO, hàng năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 160 tỷ USD các mặt hàng nông lâm thủy sản. Đối với nhóm hàng nông thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của cả nước và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.

Tiềm năng và nhu cầu nhập khẩu các loại nông sản của Trung Quốc còn rất lớn. Xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng và tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ chè và cà phê tại Trung Quốc ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ là thị trường nhập khẩu xếp thứ 12 về cà phê với kim ngạch đạt trên 109 triệu USD và đứng thứ 4 về chè của Việt Nam, đạt kim ngạch gần 20 triệu USD.

Tôi hy vọng Diễn đàn này sẽ giúp các cơ quan nhà nước, địa phương, doanh nghiệp hai nước trao đổi hợp tác phát triển sản xuất, chế biến nhằm phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của thị trường; các doanh nghiệp trong lĩnh vực chè và cà phê hai nước trao đổi, tìm hiểu, tăng cường liên kết trong sản xuất, cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến và liên kết trong phát triển thị trường tiêu thụ, đảm bảo lợi ích chung của nhân dân hai nước.

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.