| Hotline: 0983.970.780

Buồn vì thiếu tài "ngoại giao"

Thứ Tư 24/04/2013 , 10:15 (GMT+7)

Cô à, cô cho con biết phải làm thế nào để vừa lòng với mọi người trong cơ quan, cho dù con không thích tính tình một số người cho lắm.

Ảnh minh họa
Cô kính mến!

Cứ mỗi khi gặp chuyện khó khăn trong cuộc sống mà không có cách giải quyết, con lại tìm đến cô, để được cô cho những lời khuyên hữu ích. 

Thưa cô, tính ra con đã vào cơ quan làm việc được 1 năm rồi. Do tính chất công việc nên con ít có cơ hội tiếp xúc với mọi người trong cơ quan. Mới đây, con đi công tác mấy ngày cùng với mấy chục người trong cơ quan (đa số là nữ) nên mới phát hiện ra rằng "hình như" con ít được yêu mến hơn người khác.

Biết nói với cô thế nào nhỉ? Con rất kém trong cách ứng xử với mọi người cô à, có lẽ vì thế mà một ít người không có thiện cảm với con, hay suy nghĩ về con thế này thế nọ chăng? Chưa có một lời nói xấu nào về con tới tai con, nhưng con cứ có cảm giác như thế, hay tại con quá suy nghĩ nên lẩn thẩn?

Cô à, cô cho con biết phải làm thế nào để vừa lòng với mọi người trong cơ quan, cho dù con không thích tính tình một số người cho lắm. Nhiều khi con có cảm giác ngợp khi phải chạy theo cảm xúc của họ, vậy nên đối nhân xử thế như thế nào cho họ có thiện cảm với mình hả cô?

Làm thế nào để được người ta yêu mến mình mà mình không phải chạy theo họ hả cô?

Cô giấu email giúp con. 

Cháu thương mến!

Cô sinh ra trong thời chiến, đến thời bình thì cô là một “ma cũ” trong guồng máy, cô không phải xum xoe với ai cả, cái mác cán bộ chiến khu tự nhiên làm người ta nể, vì mình gian khổ thật, hy sinh tuổi trẻ thật. Vả lại lúc ấy xã hội nghèo mà trong, rách mà sạch. Gầm ghè không nhiều, tàn độc với nhau chưa dám, nịnh bợ cũng không lộ liễu vì các sếp các quan có bổng lộc mấy đâu.

Sau này cô quan sát các cô gái mới vào công sở cô thấy thương họ quá. Thật không biết cư xử thế nào, nhất là công sở ở phía Bắc. Có những căn bệnh gọi là bệnh công sở: đàn ông con trai thì rượu bia, lãng công, lập vây lập cánh, chân trong chân ngoài, một số thậm thụt mưu kế để tham mưu cho sếp hạ người này đỡ người kia; đàn bà thì ngồi lê đôi mách, ăn quà vặt xoen xoét, thơn thớt, đâm thọc, giết người không dao…

Sao vậy? Mọi thứ chung quanh lung lay, giá trị thật bị thách thức, giả dối lên ngôi và tiền bạc không minh chính cũng làm người ta bán mình đi chứ.

Trong tình trạng đó, mình phải làm sao? Dĩ nhiên mình là ma mới nên phải chấp nhận “ma cũ ăn hiếp ma mới”. Rồi mình sẽ thành cũ, nhưng nhớ lại mình, sau này đừng có vào hùa ăn hiếp ma mới, nhá. Dĩ nhiên mình sẽ rất khó xử vì không biết ai là ai.

Vì vậy đừng quá chú ý những mối quan hệ cá nhân rườm rà của những ả “ma cũ”. Cháu phải thể hiện mình là người trong sáng, biết điều và cầu thị. Dù ai người xấu xa nhất, bên trong họ vẫn có chút ánh sáng lương tri và họ sẽ nhận ra giá trị của cháu.

Không tham gia ngồi lê đôi mách, rồi dần họ sẽ biết mình không có khả năng đó. Không xum xoe sếp để bị ghét, cứ chuyên môn mình làm. Nói vậy thì mình không có bạn sao, sẽ chết buồn sao? Rồi phẩm chất cháu sẽ định hướng cho cháu một vài người bạn nữ trong đó, thân vừa vừa để mà còn có thể rút lui.

Nói chung nghệ thuật tồn tại công sở ngày nay đòi hỏi “tay nghề” cao. Rồi cháu sẽ “nghề dạy nghề”, đừng quá quan tâm, hốt hoảng. Mỗi người một tính một nết, nếu cháu kín thì sẽ thật thà, nhưng sống với đám đông khác với sống trong gia đình của mình. Cần học hỏi, khiêm nhường và cả xả thân nữa thì mọi người sẽ quý sẽ yêu.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm