| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Dịch bệnh tôm diễn biễn phức tạp

Thứ Sáu 04/07/2014 , 08:10 (GMT+7)

Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Cà Mau đã xuất 137,04 tấn chlorine để xử lý dịch bệnh trên diện tích 372,08 ha. 

Theo thông tin từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản Cà Mau, từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp bị bệnh của tỉnh là 538,83 ha (đốm trắng 26,51 ha, gan tụy 421,48 ha, bệnh khác 70,6 ha), giảm 191,97 ha so cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Cà Mau đã xuất 137,04 tấn chlorine để xử lý dịch bệnh trên diện tích 372,08 ha. Tình hình dịch bệnh trên tôm những tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên vẫn còn diễn biến phức tạp, chưa có giải pháp để ngăn chặn, hiện nay đang có xu hướng tăng.

Cái Nước là huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Hiện diện tích tôm công nghiệp bị bệnh của huyện khoảng 148 ha trên tổng số 938 ha đang nuôi.

Ông Nguyễn Văn Sơn, ở ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ (Cái Nước) đang sở hữu 4 ao nuôi tôm công nghiệp, với diện tích nuôi 8.000 m2 chia sẻ: Tình hình dịch bệnh trên địa bàn đang phức tạp, các hộ nuôi tôm trong vùng gần đây bị rủi ro cao quá, nên tôi chưa dám tái đầu tư nuôi lại. Đây cũng là vấn đề lo lắng chung của rất nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cái Nước nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung.

Ông Ðoàn Văn Chính, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Cái Nước cho biết: Đang thời gian đầu mùa mưa, môi trường nuôi sẽ có nhiều biến động.

Vì vậy, Phòng NN-PTNT huyện đã đưa ra khuyến cáo đối với người nuôi tôm cần chú ý kiểm tra thường xuyên yếu tố môi trường ao nuôi, mật độ thả nuôi thưa hơn để bảo đảm sức khỏe cho tôm.

Ðồng thời, Phòng sẽ tăng cường tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật xử lý tình huống cho người nuôi, tăng cường vai trò của đội ngũ khuyến nông, khuyến ngư cơ sở, hỗ trợ, tư vấn cho người dân kịp thời khi xảy ra sự cố.

Xem thêm
Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.