| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Không chấp nhận đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa ngăn sụt lún

Thứ Năm 27/02/2020 , 09:35 (GMT+7)

Tỉnh đang tìm giải pháp ứng phó hạn mặn, khi mà con số thiệt hại cứ tăng liên tục trong những ngày vừa qua, nhất là những gì xảy ra tại tuyến đê biển Tây.

Ngày 26/2, đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn dẫn đầu làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Ngày 26/2, đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn dẫn đầu làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Ngày 26/2, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và công tác khắc phục, phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Hạn hán có thể kéo dài đến hết tháng 5

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, năm nay tình hình hạn hán, xâm nhập mặn của ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng đang diễn biến gay gắt, hết sức phức tạp và sẽ tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống  của người dân.

Qua kết quả rà soát tính đến ngày 18/2, tổng diện tích lúa bị thiệt hại trên địa bàn tình là 18.120ha. Trong đó, diện tích lúa bị thiệt hại từ 30 - 70% là gần 5.573ha, thiệt hại trên 70% là gần 12.544ha.

Đối với công tác PCCCR, hiên diện tích có rừng tập trung của tỉnh Cà Mau là 95.951ha, trong đó diện tích rừng dễ xảy ra cháy khu vực U Minh Hạ và rừng cụm đảo 53.864ha, tập trung ở 3 huyện U Minh, Trần Văn Thời và Ngọc Hiển (Đảo Hòn Khoai), có 15 đơn vị trực tiếp quản lý và có 7 xã quản lý rừng giao hộ cá nhân sử dụng.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn (thứ 2 từ trái sang) kiểm tra tình hình sụt lún tại tuyến đê biển Tây. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn (thứ 2 từ trái sang) kiểm tra tình hình sụt lún tại tuyến đê biển Tây. Ảnh: Trọng Linh.

Theo đánh giá, tình hình mùa khô năm 2019 - 2020 diễn biến phức tạp, nắng hạn gay gắt và dự báo còn kéo dài đến hết tháng 5. 20.542 hộ dân có nguy cơ thiếu nước.

Không chấp nhận phương án đưa nước mặn vào vùng sụt lún

Tình hình sụt lún, sạt lở diễn biến phức tạp. Riêng địa bàn huyện Trần Văn Thời đã có gần 1.000 vị trí, trong đó có những tuyến lộ nghìn tỷ vừa mới đưa vào sử dụng đã bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, với tổng chiều dài 21.583m.

Ông Lê Phong - Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho biết, huyện chưa tìm ra được giải pháp nào để ngăn chặn, cũng như khắc phục sự cố. Nói về giải pháp mang tính đề xuất đưa một lượng nước mặn nhất định nhằm tạo giảm áp lòng kinh, ngăn chặn sụt lún đường, ông Phong khẳng định mang lại hiệu quả bước đầu. Tuy nhiên, địa phương lại băn khoăn giải pháp rửa mặn khi mùa mưa đến.

Tình trạng sụt lún diễn ra liên tục những ngày qua tại Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Tình trạng sụt lún diễn ra liên tục những ngày qua tại Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Nguyễn Tiến Hải cũng rất mong muốn đưa một lượng nước mặn nhất định vào tuyến kênh ven chân đê nhằm tạo phản áp với mục đích ngăn chặn khả năng tuyến đê biển Tây tiếp tục sụt lún lan rộng. Tuy nhiên, ông Hải thông tin là thường vụ Tỉnh ủy đã không đồng ý với phương án này.

“Trước thực tế những gì đã và đang diễn ra (xảy ra 2 vị trí sụt lún đê và đang xuất hiện dấu hiệu xảy ra sự cố tại nhiều vị trí khác), ông Hải cảnh báo, nếu sụt lún xảy ra tại vị trí đê không còn đai rừng phòng hộ, điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi mà mùa khô còn kéo dài. Khi đó sẽ kéo theo vỡ đê, không gì có thể cứu kịp. Và chỉ cần 30 phút thì toàn vùng ngọt hóa sẽ tràn ngập nước mặn lên tận ruộng vườn, hậu quả để lại sẽ rất khủng khiếp, khó khắc phục” ông Hải khẳng định.

Trong đó, huyện Trần Văn Thời có gần 1.000 vị trí sụt lún, sạt lở. Ảnh: Trọng Linh.

Trong đó, huyện Trần Văn Thời có gần 1.000 vị trí sụt lún, sạt lở. Ảnh: Trọng Linh.

Chủ tịch Nguyễn Tiến Hải đã tính đến "giải pháp công trình”, nhưng theo ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh thì đưa ra giải pháp nào cụ thể, lâu dài, tỉnh vẫn chưa tìm ra.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn kiểm tra tình hình sản xuất của nông dân tại huyện Trần Văn Thời. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn kiểm tra tình hình sản xuất của nông dân tại huyện Trần Văn Thời. Ảnh: Trọng Linh.

Sẽ dẫn nước từ sông Hậu về Cà Mau phục vụ sản xuất, giao thông nông thôn. Ảnh: Trọng Linh.

Sẽ dẫn nước từ sông Hậu về Cà Mau phục vụ sản xuất, giao thông nông thôn. Ảnh: Trọng Linh.

Sẽ dẫn nước từ sông Hậu về Cà Mau

Sau chuyến kiểm tra thực tế ngày 25/2, đối với 20. 542 hộ dân đang thiếu nước sinh hoạt, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đề nghị địa phương phải hành động kịp thời, quyết tâm không để dân thiếu ăn do hạn hán, thiếu nước; tại những nơi nào mang tính khẩn cấp cần khẩn trương ưu tiên để xử lý, kể cả chở nước từ nơi khác đến để tiếp sức giúp dân.

“Sẽ khôi phục lại Âu thuyền Tắc Thủ, khi hoàn thành công trình cống Cái Lớn (Kiên Giang), khi đó sẽ dẫn nước ngọt từ đây thông qua tuyến sông Chắc Băng về Cà Mau. Với vùng ngọt Trần Văn Thời, khi cần thiết sẽ tiếp nước ngọt cho toàn vùng này thông qua hệ thống công trình, hoặc bơm cưỡng bức, nước ngọt sông Hậu sẽ sớm về với Cà Mau", Thứ trưởng cho biết.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.