| Hotline: 0983.970.780

Các 'lão tướng' vẫn miệt mài trên các công trình thủy lợi

Thứ Ba 28/04/2020 , 13:56 (GMT+7)

Dù lớn tuổi nhưng các chuyên gia hàng đầu về thủy lợi vẫn trực tiếp đến công trường dự án thủy lợi để xử lý các vấn đề kỹ thuật trong quá trình thi công.

Tổ chuyên gia và các đơn vị liên quan kiểm tra đường hầm dẫn nước tại dự án hồ chứa nước Sông Chò 1. Ảnh: Ngàn Phố.

Tổ chuyên gia và các đơn vị liên quan kiểm tra đường hầm dẫn nước tại dự án hồ chứa nước Sông Chò 1. Ảnh: Ngàn Phố.

Những ngày này chuyên gia thủy lợi gồm GS.TS Phan Sỹ Kỳ 86 tuổi, GS.TS Nguyễn Văn Lệ 75 tuổi, PGS.TS Phạm Hữu Sy 65 tuổi, TS Nguyễn Đức Thắng 63 tuổi vẫn vượt hàng ngàn km để vào Dự án hồ chứa nước Đồng Mít, Dự án hồ chứa nước Sông Chò 1 để tham gia xử lý các vấn đề phức tạp về kỹ thuật.

Từ xử lý phong hóa sâu, đứt gãy địa chất

Dự án công trình hồ chứa nước Đồng Mít, tỉnh Bình Định là công trình cấp I. Hồ có đập chính ngăn sông được thiết kế theo công nghệ bê tông đầm lăn có chiều dài 378m, chiều cao đập lớn nhất là 62,6m.

Với quy mô dung tích hồ chứa 89,8 triệu m3, hồ Đồng Mít sau khi hoàn thành sẽ điều tiết nguồn nước tưới cho hơn 6.740 ha đất canh tác ở 5 huyện; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 276.000 người và tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp 230 ha.

Bên cạnh đó công trình này còn góp phần cắt giảm lũ cho hạ lưu, cải thiện môi trường sinh thái và chống xâm nhập mặn cho vùng hạ du. Công trình bắt đầu được khởi công vào cuối tháng 2/2019 và sẽ tích nước và hoàn thành vào cuối năm 2021.

GS.TS Phan Sỹ Kỳ, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cùng Phó Chủ nhiệm thiết kế Đỗ Thị Huệ kiểm tra tại dự án hồ chứa nước Đồng Mít. Ảnh: TL.

GS.TS Phan Sỹ Kỳ, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cùng Phó Chủ nhiệm thiết kế Đỗ Thị Huệ kiểm tra tại dự án hồ chứa nước Đồng Mít. Ảnh: TL.

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 6 (Ban 6) tâm sự: Thật may mắn khi có Tổ chuyên gia hàng đầu của Bộ, đã tham gia xử lý ngay từ khi mở móng vai trái vào cuối tháng 8/2019.

Trong suốt quá trình xử lý, tổ chuyên gia đã tham gia cùng với Tư vấn thiết kế là Tổng Cty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam để đưa ra phương án tối ưu. Đặc biệt là ngày 24/4/2020 vừa rồi, đoàn chuyên gia gồm GS.TS Phan Sỹ Kỳ, GS.TS Nguyễn Văn Lệ, Phó GS.TS Phạm Hữu Sy, TS Nguyễn Đức Thắng cùng Cục quản lý Xây dựng công trình và các đơn vị liên quan đã trực tiếp tới hiện trường để nghiệm thu, đưa ra giải pháp xử lý hố móng tối ưu để vừa đẩy nhanh tiến độ vừa tiết kiệm tiền ngân sách. Nếu không có Tổ chuyên gia vào kịp thời, đưa ra giải pháp phù hợp, chắc chắn tiến độ vượt lũ, giải ngân năm 2020 sẽ chồng chất khó khăn.

Đến dựa án hệ thống thủy lợi Tân Mỹ

Dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận là dự án lớn, đa mục tiêu, khi hoàn thành cơ bản tình trạng khô hạn kéo dài cho nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Dự án được chính quyền, nhân dân tỉnh Ninh Thuận rất quan tâm và được Bộ NN-PTNT đưa vào danh sách dự án trọng điểm. Dự án có nhiệm vụ tưới cho 7.480 ha đất nông nghiệp, cấp nước cho dân sinh, công nghiệp, phát điện. Quy mô đầu tư của Dự án gồm cụm công trình Đầu mối Sông Cái với dung tích 219,8 triệu m3 nước, hiện đã thi công đạt 60%, dự kiến sẽ tích nước hồ và cơ bản hoàn thành vào tháng 4/2021; Cụm đập Dâng Tân Mỹ và hệ thống kênh đã hoàn thành 21.8/29,6 km kênh chính và 3/18 tuyến kênh cấp I đã hoàn thành kịp chống hạn cho địa phương trong thời gian qua. Từ khi có nguồn nước, năng suất lúa đạt từ 70 tạ đến 90 tạ; nhiều loại cây trồng có giá trị gia tăng cao như dưa lưới, nho, táo…

Ông Nguyễn Viết Tuyên, Trưởng phòng Kế hoạch Thẩm định Ban 7 cho biết: Để tìm vị trí hợp lý, tạo nên được cột nước cao như hiện nay của Đập dâng Tân Mỹ để có thể kéo phủ tưới, cấp nước và tiếp nước được cho các địa phương phía Nam TP Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) là công sức của bao nhà khoa học, quản lý… trong đó có công sức không nhỏ của GS.TS Phan Sỹ Kỳ. Tuy tuổi đã cao nhưng bác vẫn tham gia đi thực địa, mặc dù địa hình đi lại rất khó khăn. Đối với cụm đầu mối trên Sông Cái, GS.TS Phan Sỹ Kỳ cũng có rất nhiều ý kiến quan trọng, không những về tính tổng thể mà còn cả những giải pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh tiến độ, chất lượng và hiệu quả dự án.

Và tháo gỡ khó khăn cho tuy nen sông Chò 1

Dự án Sông Chò 1 (tỉnh Khánh Hòa) có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 4.300 ha đất canh tác, gồm huyện Khánh Vĩnh 1.800 ha huyện Ninh Hòa 2.500 ha; Cấp lưu lượng 2,0m3/s trong các tháng mùa kiệt để điều tiết nhu cầu nước cho hạ du sông Cái Nha Trang. Tạo nguồn cấp nước 152.000 m3/ngày đêm cho sinh hoạt, du lịch... kết hợp giảm nhẹ lũ hạ du, phát điện. Dự án Sông Chò 1 là công trình cấp II; hồ có dung tích dung tích 109,72 triệu m3, gồm các hạng mục chính: Đập chính cao 59,1m; Tuyến tuy nen (đường hầm dẫn nước) 1 cấp nước cho khu tưới huyện Khánh Vĩnh dài 1.865m, rộng 2,3m; Tuyến uy nen 2 cấp nước cho khu tưới thuộc huyện Ninh Hòa dài 3.885m, rộng 2,3m.

Tổ chuyên gia vào sâu trong hầm dẫn nước dự án thủy lợi Sông Chò 1 kiểm tra. Ảnh: Ngàn Phố.

Tổ chuyên gia vào sâu trong hầm dẫn nước dự án thủy lợi Sông Chò 1 kiểm tra. Ảnh: Ngàn Phố.

Ông Phạm Quang Lộc, Giám đốc Ban 7 cho biết: Nhằm tiết giảm kinh phí, nên các tuy nen có chiều rộng nhỏ, đặc biệt tuy nen 2 lại khá dài nên việc tổ chức thi công gặp không ít khó khăn trong việc thông gió và gia cố áo hầm khi gặp địa chất xấu. Ngay sau khi hoàn thành việc xử lý phong hóa sâu, đứt gãy địa chất dự án Đồng Mít, tổ chuyên gia của GS.TS Phan Sỹ Kỳ đã lên đường đi thẳng vào dự án Sông Chò 1, tỉnh Khánh Hòa để giúp tháo gỡ khó khăn cho dự án Sông Chò 1 của chúng tôi.

Dù tuổi đã cao nhưng các chuyên gia vẫn lội bì bõm, đi sâu vào tận gương cuối cùng của hầm. Các chuyên gia cho rằng phải đi vào tận nơi để tận mắt nhìn thấy, tận tay dùng búa thử các đới, nhân đứt gãy mới có thể đề xuất cách xử lý tối ưu.  

Ngay sau khi ra khỏi tuy nen 2, tuy thấm mệt nhưng GS.TS Phan Sỹ Kỳ vẫn vui vẻ đề nghị họp ngay tại cửa hầm để bàn bạc đưa ra giải pháp. Nhiều ý tưởng hay, nhiều gợi mở cho các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn, tiến độ và chất lượng trong việc thiết kế, thi công tuy nen, nhưng có lẽ chúng tôi ấn tượng nhất khi GS.TS Phan Sỹ Kỳ đề xuất “nghiên cứu thay đổi độ dốc tuy nen để có thể thoát nước dễ dàng khi thi công đoạn thượng lưu”.

PGS.TS Phạm Hữu Sy đang xem lại bản vẽ thi công đường hầm hồ Sông Chò 1. Ảnh: Ngàn Phố.

PGS.TS Phạm Hữu Sy đang xem lại bản vẽ thi công đường hầm hồ Sông Chò 1. Ảnh: Ngàn Phố.

Vẫn biết, vẫn nghe về Bộ NN-PTNT có đội ngũ chuyên gia về thủy công, kết cấu, địa chất, vật liệu… giỏi, tâm huyết với nghề, trách nhiệm với đời... nhưng chúng tôi cũng không thể ngờ được, khi diễn biến của dịch Covid 19 vẫn còn rất phức tạp, các cụ vẫn không ngại khó khăn, vẫn yêu đời và đùa rằng “vất vả gì đâu, đây như chuyến du lịch sinh thái”.

“Nhìn mồ hôi ước sũng trên áo, dù tuổi đã cao nhưng các chuyên gia vẫn vượt hàng ngàn km, lặn lội vào tận các công trường; đặc biệt trong những dịch Covid 19 vẫn còn diễn biến phức tạp, lớp trẻ chúng tôi thật sự kính trọng và ngưỡng mộ, một sự lan tỏa về nhiệt huyết, phong cách giữa thế hệ các cụ sang những người làm thủy lợi chúng tôi. Chia tay, kính chúc các cụ luôn mạnh khỏe, hạnh phúc; tiếp tục có những cống hiến cho ngành, cho đời; giúp cho bà con nông dân bớt nhọc nhằn vất vả”, ông Phạm Quang Lộc chia sẻ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm