| Hotline: 0983.970.780

Cách xử lý đất mùn nhiễm phèn

Thứ Năm 02/05/2019 , 14:08 (GMT+7)

Bạn Trần Thông, ở xã Đạo Nghĩa huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đăk Nông hỏi: Tôi muốn dùng đất mùn để ươm cây. Đất mùn nhiễm phèn xử lý thế nào?

Trả lời:

+ Tầng mùn ở đầm lầy nhiễm phèn thì chứng tỏ: Dưới tầng mùn ấy là đất phèn tiềm tàng, hoặc phèn tiềm tàng đã bắt đầu hoạt động.

+ Nếu là phèn tiềm tàng thì có thể có độ pH còn cao nhưng khi đào, xới, mang lên mặt đất thì chất lưu huỳnh ở dạng S (âm) sẽ bị ô xy hóa... làm acide hóa đất và pH sẽ xuống thấp ngay lập tức, giải phóng cả H+, Al và Fe... cho nên rất độc cho cây trồng.

Thông tin phẫu diện đất phèn tại xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An


Khử phèn như thế nào?

Cần phân biệt được khử phèn tại chỗ hay lấy mùn mang về rồi khử.

Khử phèn tại chỗ.

Cải tạo đất phèn tại chỗ thì không gọi là khử phèn mà gọi là rửa phèn.

+ Nếu là phèn tiềm tàng (tức là có tầng sinh phèn nhưng chưa phèn) thì không cày xới, để đất ngập nước, không làm cho phèn bị ô xy hóa: Nghĩa là để nguyên, đừng động vào nhiều, để cho nó ngủ.

+ Thường thì phèn đã sang hoạt động, tức là sau cày xới, khai thác, canh tác...: Người ta phải lên líp để rủa phèn (tức là rửa H+, Al, Fe, SO4...) là cho phèn ít độc, ít chua. Trồng các cây dễ thích nghi như dứa... ở các năm đầu. Phải cải tạo, rửa phèn vài năm.

Kết hợp với bón vôi, bón lân...

Lấy tầng mùn mang về làm đất ươm.

Đất mùn mang về nếu có phèn tức là chua (pH thấp, có nhiều Fe, Al, SO4...). Phải đo ít nhất là pH, Al, Fe trong mùn để biết mức độ cần rửa, vôi cần bón để rửa Al, Fe cho trôi đi, sau đó bón thêm vôi nâng pH lên.

Cần kiểm tra chất lượng mùn sau khi xử lý, nếu không có thể sẽ rất độc cho cây, đặc biệt là cây non, cây ươm.

Trên đây là nguyên tắc chung, vấn đề còn phụ thuộc vào mức độ phèn và độ chua của mùn.

Ngoài ra còn có thể có lượng S cao, nên những loại cây không ưa lưu huỳnh cũng có thể bị độc.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.