| Hotline: 0983.970.780

Cải cách để lâm nghiệp phát huy thế mạnh

Thứ Năm 14/12/2023 , 07:55 (GMT+7)

Việc cải cách thủ tục hành chính đã giúp ngành lâm nghiệp Tuyên Quang đổi mới, phù hợp với tình hình thực tiễn và phát huy thế mạnh lâm nghiệp của địa phương.

Việc cải cách thủ tục hành chính giúp ngành lâm nghiệp Tuyên Quang phát huy được lợi thế về rừng của mình. Ảnh: Đào Thanh.

Việc cải cách thủ tục hành chính giúp ngành lâm nghiệp Tuyên Quang phát huy được lợi thế về rừng của mình. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, cải cách thủ tục hành chính, trong năm 2023 Chi cục đã đề xuất Sở NN-PTNT trình cấp có thẩm quyền xem xét, bãi bỏ 4 văn bản ban hành quy hoạch ngành, lĩnh vực lâm nghiệp đã được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sau khi Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030 được phê duyệt.

Chi cục cũng tham mưu cho Sở báo cáo Cục Lâm nghiệp những khó khăn, vướng mắc và đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ NN-PTNT về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh; tham gia góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP về quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Ông Triệu Đăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, đơn vị thường xuyên thực hiện rà soát, cập nhật và phối hợp với Văn phòng Sở NN-PTNT niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết; kịp thời điềuchỉnh, bổ sung, đơn giản hóa, cắt giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính theo đúng quy định của pháp luật.

Để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, từ đầu năm đến nay ngành lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận 32 hồ sơ thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, số hồ sơ giải quyết trước thời hạn là 24 hồ sơ và 6 hồ sơ đang trong thời gian giải quyết. Trong năm 2023, Chi cục không có phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính lĩnh vực lâm nghiệp.

Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ chuyên môn và người dân, trong năm 2023, ngành lâm nghiệp Tuyên Quang đã thường xuyên cập nhật, tham mưu triển khai kịp thời đến các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tuyên truyền, phổ biến thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp. Chi cục cũng tổ chức 457 cuộc tuyên truyền với 31.696 lượt người tham gia; phát 3.160 tờ rơi và 160 quyển tài liệu tuyên truyền về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; tổ chức 25 hội nghị triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng và hướng dẫn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy rừng với 1.490 người tham gia…

Lâm nghiệp là thế mạnh nổi bật của tỉnh Tuyên Quang so với cả nước. Ảnh: Đào Thanh.

Lâm nghiệp là thế mạnh nổi bật của tỉnh Tuyên Quang so với cả nước. Ảnh: Đào Thanh.

Ông Phùng Văn Minh, dân tộc Mông ở thôn Khau Phiêng, xã Khau Tinh, huyện Na Hang cho biết, tham gia các buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, ông và người dân trong thôn hiểu được các chính sách, quy định mà người dân được làm và không được làm đối với rừng; chính sách quản lý bảo vệ rừng.

Qua đó, ông đã hiểu được ý nghĩa của việc giữ rừng là giữ môi trường an toàn, bền vững cho đời con, đời cháu của mình nên người Mông trong bản không tham gia phá rừng. Dân bản còn tự nguyện là "tai mắt" của cán bộ kiểm lâm, hợp tác và kịp thời ngăn chặn khi phát hiện các đối tượng lạ mặt vào rừng.

Có thể thấy, công tác cải cách hành chính của ngành lâm nghiệp Tuyên Quang được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định.Các thủ tục hành chính cũng thường xuyên được rà soát để kịp thời sửa đổi bổ sung khi có sự thay đổi của văn bản quy phạm pháp luật. Đội ngũ cán bộ, công chức thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp…

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Cần tăng đầu tư, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng

Yên Bái là điểm nóng về cháy rừng, ý thức người dân chưa cao, địa hình chia cắt, lực lượng mỏng, thiếu thiết bị chuyên dụng nên công tác chống cháy rừng còn gian nan.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.