| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh quy trình chiếu xạ vải thiều xuất khẩu

Thứ Bảy 25/06/2016 , 19:33 (GMT+7)

Mỗi lô vải được chiếu xạ trong khoảng 1h đồng hồ, trước khi được dán nhãn niêm phong, chuyển tới kho lạnh chờ xuất khẩu.

Vải thiều xuất khẩu được xử lý thế nào 
Ngày 23/6, 2 tấn vải thiều đầu tiên của vụ 2016 đã được chiếu xạ tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội (vừa đi vào hoạt động) để xuất khẩu sang Australia. Hoạt động này được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt do đối tác yêu cầu.
 

Theo quy trình, sau khi được đóng gói tại cơ sở được Cục bảo vệ thực vật cấp mã số, vải sẽ được đưa đến Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, tập kết trong kho lạnh. Cán bộ kiểm dịch sẽ sử dụng kính lúp và kính hiển vi được đưa vào để quan sát hình thức một số mẫu được lấy ngẫu nhiên.

 

Các lô vải sau đó được đưa vào kho lạnh đầu vào để chờ chiếu xạ.

 

Từng hộp vải nhỏ sẽ được xếp vào thùng, chờ xe chuyên dụng đưa lên giá treo. Theo quy định của Australia, để xuất khẩu được trái vải tươi, Việt Nam phải đảm bảo 5 yêu cầu khắt khe về vùng trồng, cơ sở đóng gói, bao bì, ghi nhãn và xử lý chiếu xạ.

 

Mỗi chiếc giá treo có thể chịu tải trọng vài chục kg, khi chất đầy sẽ tự động di chuyển theo băng chuyền vào trung tâm chiếu xạ.

 

Vải xuất khẩu đi Australia phải được xử lý tại các cơ sở chiếu xạ đã được Cục Bảo vệ thực vật công nhận, theo liều lượng quy định là 400 gry một kg dưới sự giám sát của cán bộ kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

 

Khu vực chưa chiếu xạ và đã chiếu xạ được phân định rõ bằng hàng rào, mỗi lô vải đưa vào chiếu xạ liên tục trong thời gian hơn 1h đồng hồ.

 

Các công đoạn chiếu xạ và thời gian, kỹ thuật phức tạp trong lúc chiếu xạ đều được điều khiển bằng máy tính.

 

Ông Đặng Quang Thiệu - Giám đốc Trung tâm cho biết nhờ chiếu xạ mà tất cả côn trùng và trứng côn trùng bám trên hoa quả sẽ bị bất dục (không có khả năng sinh sản và nảy nở) khi sang nước nhập khẩu. song vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

 

Lô vải sau đó sẽ được đưa ra ngoài để dán nhãn hoàn thành quy trình chiếu xạ.

 

Sau khi hoàn thiện tất cả công đoạn, các thùng vải sẽ được dán tem niêm phong, đưa vào phòng lạnh 2-4 độ C để kiểm soát hoàn toàn các loại côn trùng gây hại, giúp kéo dài thời gian bảo quản (đến 20 ngày) trong khi chờ lên đường xuất khẩu.

(vnExpress)

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.