| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh rừng tự nhiên Đakrông bị xâm hại

Thứ Năm 21/04/2022 , 18:10 (GMT+7)

Chưa đầy 1 tháng qua đã có trên 26 ha rừng tự nhiên tại xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã bị con người đốn hạ không thương tiếc.

Sau khi báo chí đồng loạt thông tin vụ việc, sáng 21/4 UBND huyện Đakrông đã thành lập đoàn kiểm tra gồm lãnh đạo huyện, Công an huyện Đakrông, Hạt Kiểm lâm Đakrông, lãnh đạo xã Đakrông...

Có mặt tại hiện trường, ông Lê Đại Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, trưởng đoàn công tác cho rằng, đây là một vụ phá rừng rất nghiêm trọng, diễn ra chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, có tổ chức, diện tích rừng bị xâm hại lớn.

Sau đây là những hình ảnh do phóng viên ghi lại.

Sau gần 2 giờ đồng hồ, vừa đi bộ vừa di chuyển bằng xe gắn máy, đoàn công tác UBND huyện Đakrông đã tiếp cận được hiện trường. Ảnh: Võ Dũng.

Sau gần 2 giờ đồng hồ, vừa đi bộ vừa di chuyển bằng xe gắn máy, đoàn công tác UBND huyện Đakrông đã tiếp cận được hiện trường. Ảnh: Võ Dũng.

Theo thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Đakrông, sự việc được phát hiện lần đầu vào ngày 5/4/2022. Sau đó, vào ngày 12/4, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra hiện trường và phát hiện trên 26 ha rừng tự nhiên bị xâm hại.

Xa xa, những cánh rừng bị cạo trọc đã hiện lên trước mắt. Ảnh: Võ Dũng.

Xa xa, những cánh rừng bị cạo trọc đã hiện lên trước mắt. Ảnh: Võ Dũng.

Tại tiểu khu 708 do các hộ dân thôn Pa Tầng quản lý, 1,48 ha rừng tự nhiên đã bị các đối tượng luỗng phát, đốn hạ. Nhiều cây rừng có đường kính gốc từ 10-80 cm đã bị đốn hạ, được lực lượng chức năng đánh dấu. Hiện trường là cành lá ngổn ngang, các đối tượng đã cưa xẻ, đưa gỗ nguyên khối ra khỏi cánh rừng này.

Tại tiểu khu 708 do các hộ dân thôn Pa Tầng quản lý, 1,48 ha rừng tự nhiên đã bị các đối tượng luỗng phát, đốn hạ. Nhiều cây rừng có đường kính gốc từ 10-80 cm đã bị đốn hạ, được lực lượng chức năng đánh dấu. Hiện trường là cành lá ngổn ngang, các đối tượng đã cưa xẻ, đưa gỗ nguyên khối ra khỏi cánh rừng này.

Hiện lực lượng chức năng huyện Đakrông vẫn chưa có con số thống kê cụ thể về khối lượng gỗ đã bị các đối tượng đốn hạ, đưa ra khỏi rừng.

Có mặt tại hiện trường, ông Lê Đại Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông cho rằng, đây là một vụ phá rừng rất nghiêm trọng, diễn ra chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, có tổ chức, diện tích rừng bị xâm hại lớn. Quan điểm của UBND huyện Đakrông là sẽ chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, làm rõ, nếu đủ yếu tố sẽ khởi tố hình sự; các cá nhân, tổ chức có liên quan sẽ phải xử lý theo đúng quy định. Ảnh: Võ Dũng.

Có mặt tại hiện trường, ông Lê Đại Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông cho rằng, đây là một vụ phá rừng rất nghiêm trọng, diễn ra chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, có tổ chức, diện tích rừng bị xâm hại lớn. Quan điểm của UBND huyện Đakrông là sẽ chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, làm rõ, nếu đủ yếu tố sẽ khởi tố hình sự; các cá nhân, tổ chức có liên quan sẽ phải xử lý theo đúng quy định. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

Cơ quan chức năng huyện Đakrông xác nhận, có 18 vị trí bị luỗng phát, chặt hạ cây rừng tại các tiểu khu 699, 708 thuộc địa phận hành chính xã Đakrông.

Tất cả diện tích rừng tự nhiên này đều bị người dân dùng máy cưa xăng cưa hạ cây rừng, hiện vẫn chưa đốt; 5 vị trí bị luỗng phát dây leo. Tổng diện tích bị luỗng phát và chặt hạ là 26,28 ha.

Trong đó, diện tích rừng bị luỗng phát, chặt hạ 18,644 ha (5,884 ha do UBND xã Đakrông quản lý, 1,48 ha do cộng đồng thôn Pa Tầng quản lý và 11,28 ha do hộ gia đình quản lý).

Diện tích rừng tự nhiên bị luỗng phát, chưa chặt hạ là 7,636 ha trước đây đã được giao cho UBND xã Đakrông và hộ gia đình quản lý.

Thời gian chặt hạ được xác định khoảng trong vòng 10-30 ngày kể từ ngày kiểm tra lần 2.

Ông Trần Đại Đức, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đakrông cho hay, việc các khu rừng tại đây bị xâm hại xẩy ra vào thời điểm cách đây 10-30 ngày, lúc hầu hết các kiểm lâm viên địa bàn bị nhiễm covid-19. Địa bàn xẩy ra phá rừng cách trung tâm xã Đakrông 2-3 giờ đi bộ, đường sá cheo leo, hiểm trở, khuất tầm nhìn. Thời điểm đó, tại Quảng Trị đang có mưa lũ trái vụ nên hình ảnh trên vệ tinh không thể quan sát được diễn biến, biến động rừng. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Trần Đại Đức, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đakrông cho hay, việc các khu rừng tại đây bị xâm hại xẩy ra vào thời điểm cách đây 10-30 ngày, lúc hầu hết các kiểm lâm viên địa bàn bị nhiễm covid-19. Địa bàn xẩy ra phá rừng cách trung tâm xã Đakrông 2-3 giờ đi bộ, đường sá cheo leo, hiểm trở, khuất tầm nhìn. Thời điểm đó, tại Quảng Trị đang có mưa lũ trái vụ nên hình ảnh trên vệ tinh không thể quan sát được diễn biến, biến động rừng. Ảnh: Võ Dũng.

Cách tiểu khu 708 chừng 500 m, PV Báo NNVN ghi nhận những cánh rừng ngã rạp, các đối tượng chưa kịp đưa gỗ ra khỏi rừng. Ảnh: Võ Dũng.

Cách tiểu khu 708 chừng 500 m, PV Báo NNVN ghi nhận những cánh rừng ngã rạp, các đối tượng chưa kịp đưa gỗ ra khỏi rừng. Ảnh: Võ Dũng.

Có những khu vực rừng bị các đối tượng đốt cháy nham nhở. Ảnh: Võ Dũng.

Có những khu vực rừng bị các đối tượng đốt cháy nham nhở. Ảnh: Võ Dũng.

Có những cây bị cưa chưa dứt, vẫn còn bám trên gốc. Ảnh: Võ Dũng.

Có những cây bị cưa chưa dứt, vẫn còn bám trên gốc. Ảnh: Võ Dũng.

Những cánh rừng đã bị luỗng phát phần dây leo, chưa kịp đốn hạ. Ảnh: Võ Dũng.

Những cánh rừng đã bị luỗng phát phần dây leo, chưa kịp đốn hạ. Ảnh: Võ Dũng.

 
Nhưng cũng có những khu vực, gỗ đã được cưa xẻ, đưa ra khỏi rừng, hiện trường chỉ còn lại bìa gỗ, mùn cưa. Ảnh: Võ Dũng.

Nhưng cũng có những khu vực, gỗ đã được cưa xẻ, đưa ra khỏi rừng, hiện trường chỉ còn lại bìa gỗ, mùn cưa. Ảnh: Võ Dũng.

Những cánh rừng tại tiểu khu 699 trơ gốc, ứa nhựa; cành, lá ngổn ngang. Ảnh: Võ Dũng.

Những cánh rừng tại tiểu khu 699 trơ gốc, ứa nhựa; cành, lá ngổn ngang. Ảnh: Võ Dũng.

Hiện, cơ quan chức năng đã xác định được 2 đối tượng phá rừng là Hồ Văn Liểu và Hồ Văn Lai, trú tại thôn Làng Cát, xã Đakrông cùng một số đối tượng khác (chưa được làm rõ) có hành vi xâm hại rừng tự nhiên.

Dọc đường chúng tôi còn ghi nhận nhiều khoảnh rừng đã bị người dân đốn hạ cây rừng tự nhiên từ trước đó, gốc bị đốt cháy, mặt đất đã được thay thế vào đó là những cây keo chưa đến 1 năm tuổi. Ảnh: Võ Dũng.

Dọc đường chúng tôi còn ghi nhận nhiều khoảnh rừng đã bị người dân đốn hạ cây rừng tự nhiên từ trước đó, gốc bị đốt cháy, mặt đất đã được thay thế vào đó là những cây keo chưa đến 1 năm tuổi. Ảnh: Võ Dũng.

Với việc hàng chục ha rừng tự nhiên bị xâm hại chỉ trong thời gian ngắn, dư luận đặt nhiều hoài nghi về trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng của chủ rừng, chính quyền địa phương các cấp và ngành chức năng tại tỉnh Quảng Trị.

Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị cho hay, lâu nay an ninh rừng tại địa phương vẫn ổn định, không có tình trạng phá rừng quy mô lớn. Vụ xâm hại rừng tại huyện Đakrông có thể là do người dân thiếu đất sản xuất nên làm liều hoặc tâm lý phá rừng, trồng cây chờ đền bù từ các dự án điện gió sắp triển khai.

Còn theo ông Trần Đại Đức, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đakrông, chỉ trong 3 năm lại đây đã xử lý 6 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, đều bị khởi tố và đưa ra xét xử.

  • Tags:
Xem thêm
Quy Nhơn: Điều tra vụ học sinh lớp 7 bị đánh dã man giữa đường

Tỉnh Bình Định xác nhận Công an xã Nhơn Hội đã chuyển hồ sơ vụ cháu Đ.N.A.K (học sinh lớp 7) bị đánh dã man giữa đường cho Công an TP Quy Nhơn điều tra.

Dự án Đại Ninh: Quyền lực, hối lộ và sai phạm trong quản lý đất đai

Phiên tòa vụ án Đại Ninh tập trung làm rõ trách nhiệm 10 bị cáo, từ những sai phạm trong xử lý dự án đến lời thú nhận đau đớn của các cựu quan chức.

Bình luận mới nhất