| Hotline: 0983.970.780

Cần có tiêu chí "chính quyền thân thiện"

Thứ Ba 17/05/2011 , 10:42 (GMT+7)

Từ một trong những xã nghèo nhất của TP.HCM, đến nay Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) đã thực sự thay da đổi thịt.

Nghề làm nhang ở Tân Nhựt giúp nhiều hộ tăng thêm thu nhập

Sau hơn 4 năm thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từ một trong những xã nghèo nhất của TP.HCM, đến nay Tân Nhựt (huyện Bình Chánh) đã thực sự thay da đổi thịt.

ĐƠN THUỐC VACK 

Về Tân Nhựt vào những ngày này, chúng tôi chứng kiến nhiều sự đổi thay ở các xóm ấp. Đâu đâu người dân cũng hồ hởi thi đua hợp tác làm ăn. So với 4 năm trước, thời điểm trước khi xã này thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, rõ ràng Tân Nhựt thay da đổi thịt từng ngày.

Anh Lê Minh Bình, chuyên viên phụ trách công tác xây dựng NTM xã Tân Nhựt cho hay, trước khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người dân chủ yếu làm ăn manh mún, đơn lẻ và không hiệu quả. Nhưng hiện nay xã đã thành lập được 4 tổ hợp tác (2 tổ hợp tác sản xuất rau an toàn, 1 tổ hợp tác sản xuất cá kiểng, 1 tổ hợp tác sản xuất cá thịt). Tính đến nay hơn 270 ha đất lúa trong xã đã được chuyển sang trồng rau, trồng hoa cảnh và nuôi cá.

Nhiều mô hình kinh tế kết hợp vườn -ao - chuồng - khí sinh học (VACK), tiêu biểu như hộ gia đình ông Tạ Văn Năm (B11/226, ấp 2), bà Trần Kim Thành (C8/216B, ấp 3) trước đây trồng lúa chỉ cho thu nhập 12-15 triệu đồng/năm, nay chuyển sang nuôi heo lấy thịt, lấy phân nuôi cá và ủ khí biogas làm khí đốt đã cho thu nhập khoảng 80-100 triệu đồng/năm. Các hộ trồng rau an toàn kết hợp trồng lúa hoặc trồng mai ghép, hoa lan cắt cành ở ấp 2, ấp 3, ấp 4 cũng cho thu nhập từ 60-150 triệu đồng/năm.

DÂN KHÔNG TIN THÌ THẤT BẠI

Theo báo cáo mới nhất về tiến độ triển khai thực hiện xây dựng NTM của xã Tân Nhựt, tính đến cuối tháng 4/2011 toàn xã đã hoàn thành được 8/19 tiêu chí NTM. Từ nay đến cuối năm địa phương sẽ cố gắng hoàn thành thêm 3 tiêu chí về nhà ở dân cư, môi trường và điểm văn hoá, đồng thời hoàn thành nốt các dự án xây chợ và quy hoạch lại các cơ sở y tế để chăm lo tốt hơn cho sức khoẻ của người dân.

"Trong bộ tiêu chí xây dựng NTM, tôi thấy có một tiêu chí cần phải được xem xét đưa thêm vào đó là tiêu chí chính quyền thân thiện với nhân dân. Vì nếu dân chưa tin tưởng thì không thể xây dựng NTM thành công”, anh Bình tâm sự.

Là một cán bộ trẻ trực tiếp phụ trách, đôn đốc người dân tích cực tham gia xây dựng NTM, anh Lê Minh Bình chia sẻ: “Kinh nghiệm đầu tiên là phải làm tốt được khâu tuyên truyền. Mà muốn tuyên truyền tốt thì trước hết phải làm cho người dân tin tưởng vào các chủ trương của xã, của huyện. Bà con ít tiếp xúc với thông tin, pháp luật nên khi xã định ra làm cái này cái kia, họ luôn luôn lo ngại, chưa dám làm. Nếu họ không hiểu về việc gì đó, đến xã hỏi mà bị hoạnh hoẹ, phải chờ đợi mất thời gian, tiền bạc thì họ rất dễ chán nản”.

Ý thức được điều đó, trong hơn một năm qua, từ khi bắt đầu triển khai đề án xây dựng NTM, UBND xã Tân Nhựt đã tích cực phối hợp với nhiều tổ chức đoàn thể, thành lập ra các ban chuyên trách, trực tiếp phục vụ tuyên truyền, vận động bà con nông dân tham gia các tổ hợp tác. Các thủ tục hành chính liên quan đến việc vay vốn, hỗ trợ chính sách cho người dân được xã quan tâm chặt chẽ, đơn giản hoá hầu hết các khâu đoạn.

Theo anh Bình, muốn xây dựng NTM thành công thì trước hết chính quyền phải chủ động, linh động giải quyết các vấn đề phát sinh, các cán bộ phụ trách phải chịu khó đến thăm hỏi từng hộ dân, từng nhóm tổ để vừa có thể nắm sát tình hình vừa kịp thời động viên bà con để họ yên lòng chuyển đổi kinh tế gia đình theo hướng chuyên nghiệp.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.