| Hotline: 0983.970.780

Cần đẩy mạnh việc tái canh cây cà phê tại Quảng Trị

Thứ Tư 25/05/2022 , 16:09 (GMT+7)

Cà phê tạo nguồn thu nhập chính cho hơn 8.000 gia đình tại Quảng Trị. Tuy nhiên, dự án tái canh cây cà phê thời gian qua chưa đạt kỳ vọng.

Trong số hơn 8.000 hộ trồng cà phê tại Quảng Trị có trên 50% là đồng bào dân tộc thiểu số. Với việc có tới 53% diện tích trong tổng số trên 4 nghìn ha cà phê già cỗi, thoái hóa, nhiễm sâu bệnh, giảm năng suất, đời sống người trồng cà phê tại Quảng Trị đang gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy việc tái canh cây cà phê có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống cho nhân dân.

Cây cà phê tạo nguồn thu nhập chính cho hơn 8 nghìn hộ dân với hơn 50% là đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Trị. Vì vậy, tái canh cây cà phê cần được đẩy nhanh để cải thiện đời sống cho người dân. Ảnh: Võ Dũng.

Cây cà phê tạo nguồn thu nhập chính cho hơn 8 nghìn hộ dân với hơn 50% là đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Trị. Vì vậy, tái canh cây cà phê cần được đẩy nhanh để cải thiện đời sống cho người dân. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Trần Thuận, thôn Đại Độ, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa đã có hàng chục năm trồng cà phê. Do giá cả lên xuống thất thường, vài năm lại đây, ông Thuận đã phá bỏ bớt diện tích cà phê chuyển sang các loại cây trồng khác.

“Giá cà phê lên xuống thất thường và thấp từ gần 10 năm nay rồi. Không những tôi mà nhiều hộ ở đây đã chuyển sang trồng các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều vườn cà phê ở đây bỏ bẵng, không chăm sóc, giá trị gần như bằng không. Bây giờ, du nhập cây trồng mới đối với vùng đồng bào là rất khó khăn. Vì vậy, bên cạnh việc tái canh cây cà phê, tăng năng suất, sản lượng thì phải có phương án để làm sao nông dân có lãi” – ông Thuận cho hay.

Bài liên quan

Ông Hà Ngọc Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng cho biết, toàn xã hiện có trên 2,4 nghìn ha cà phê nhưng có tới 950 ha cho năng suất thấp, bình quân chưa đến 5 tấn/ha (quả tươi). Với giá cà phê như hiện nay, mỗi ha cà phê chỉ đem về cho người dân khoảng 45-55 triệu đồng/năm, có thời điểm thậm chí chỉ còn 30-40 triệu đồng/ha, chưa trừ chi phí. Vì vậy, nhiều hộ đã không mặn mà với loại cây trồng này. Tuy nhiên, giá cà phê đang lên, việc tái canh cây cà phê tại đây đang có dấu hiệu khởi sắc.

“Giá cả đang nhích dần cùng với các chính sách tái canh cây của tỉnh sẽ tạo động lực giúp nhiều hộ dân quay lại với cây cà phê. Dù sao, cà phê vẫn là cây trồng phù hợp nhất với điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng của vùng đất Hướng Phùng và tập quán canh tác của đồng bào” – ông Dương cho hay.

Theo thống kê, Quảng Trị hiện có trên 4 nghìn ha cà phê, trong đó gần 3,9 nghìn ha kinh doanh; năng suất bình quân hiện chỉ đạt trên 1 tấn/ha (cà phê nhân). Qua khảo sát của ngành nông nghiệp Quảng Trị, có thời điểm, trên 53% diện tích cà phê già cỗi, thoái hóa và nhiễm sâu bệnh, giảm năng suất.

Trước tình hình đó, năm 2017, UBND tỉnh Quảng Trị triển khai đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê chè trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2020, có tính đến năm 2025. Giai đoạn 2017 - 2025, Quảng Trị sẽ tái canh 1.910 ha cà phê, tập trung vào 10 xã, thị trấn trồng cà phê chủ lực trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

Ngoài giống cà phê nông dân canh tác lâu nay là Arabica, ngành nông nghiệp Quảng Trị đưa vào thử nghiệm và tuyển chọn được 2 giống cà phê chè gồm THA1 và TN9 đáp ứng điều kiện sản xuất trên địa bàn và xây dựng 2 vườn cây đầu dòng cà phê chè Catimor đạt tiêu chuẩn để lấy hạt gieo ươm với diện tích 2 ha để chuẩn bị nguồn giống phục vụ tái canh.

Qua kiểm tra thực tế và đánh giá ban đầu, hầu hết các vườn cà phê tái canh đều phát triển tốt. Vườn tái canh bằng phương pháp trồng mới từ năm 2017 - 2019 đã cho thu hoạch, năng suất đạt 15 tấn quả tươi/ha, cao hơn các vườn cà phê già cỗi từ 1,2 - 1,5 lần. Vườn tái canh bằng phương pháp đốn đau, năng suất đạt 18 - 20 tấn/ha, đạt 120% so với mục tiêu đề án.

Mục tiêu của ngành nông nghiệp Quảng Trị là phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với các sản phẩm chủ lực, trong đó có cà phê Arabica Khe Sanh. Trong những năm sắp tới, địa phương này sẽ duy trì và ổn định diện tích từ 5,3 nghìn – 5,5 nghìn ha cà phê, năng suất đạt tối thiểu 1,4 tấn/ha (cà phê nhân). Đến năm 2030, Quảng Trị phấn đấu hoàn thành tái canh cây cà phê, trong đó có 150 ha được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ và duy trì phát triển 60 ha cà phê chè đặc sản tại xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa).

Thực hiện đề án tái canh cây cà phê, Quảng Trị cũng đã thành lập được một số nhóm, tổ, hợp tác xã sản xuất cà phê có liên kết theo hướng bền vững như cà phê sạch, cà phê hữu cơ, cà phê sinh thái... Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng ngành hàng cà phê của tỉnh.

Tuy nhiên, tái canh cây cà phê tại Quảng Trị thời gian qua chưa đạt kỳ vọng. Ảnh: Võ Dũng.

Tuy nhiên, tái canh cây cà phê tại Quảng Trị thời gian qua chưa đạt kỳ vọng. Ảnh: Võ Dũng.

Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2021, diện tích trồng mới và tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh chỉ đạt trên 500 ha (26% kế hoạch giai đoạn 2017-2025). Nhiều diện tích cà phê già cỗi, đòi hỏi nguồn lực lớn để tái canh nhưng nguồn đầu tư từ phía người dân rất hạn chế.

Ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho hay, năm 2022 địa phương sẽ tiếp tục thực hiện dự án tái canh cây cà phê với diện tích 105 ha. Trong đó có 90 ha tái canh bằng phương pháp đốn đau và 15 ha tái canh bằng phương pháp trồng mới.

Tiếp tục tái canh cây cà phê chè với diện tích 12 ha tại huyện Hướng Hóa

Năm 2022 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị thực hiện dự án tái canh cây cà phê chè tại Hướng Hóa, quy mô 12 ha (nối tiếp năm 2020 và 2021) với sự tham gia của 20 hộ dân. Đây là dự án ký kết giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị theo đơn đặt hàng của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đến nay, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch và khảo sát địa điểm thực hiện dự án này. Các hộ dân tham gia dự án sẽ đối ứng bù thêm do tăng giá vật tư để đảm bảo định mức kinh tế kỹ thuật và quy trình tái canh. Vật tư hỗ trợ bao gồm giống cà phê, cây che bóng Bơ Booth và các loại phân bón thuốc BVTV. Nguồn giống cà phê chè Catimor được lấy từ 2 vườn cây đầu dòng tại địa phương.

Xem thêm
Lạng Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tái đàn vật nuôi

Lạng Sơn - Khi tái đàn vật nuôi, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Long An có 16 ổ dịch tả lợn Châu Phi

Từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra 16 ổ dịch tả lợn châu Phi, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn 12 xã, tiêu hủy 509 con lợn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 3] Quảng Ninh sẵn sàng đón đoàn thanh tra EC

Quảng Ninh đang nỗ lực cùng cả nước chung tay gỡ 'thẻ vàng' IUU, quyết tâm đưa ngành thủy sản của tỉnh nhà phát triển bền vững.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.