| Hotline: 0983.970.780

Cần nghề gì, dạy nghề đó

Thứ Năm 08/03/2012 , 09:48 (GMT+7)

Cần nghề gì, dạy nghề đó

 *Học chưa đi đôi với "hành"

Huyện Gia Bình (Bắc Ninh) có trên 48.800 người trong độ tuổi lao động. Theo kế hoạch đào tạo nghề của huyện thì đến năm 2015 có 60% số lao động được đào tạo để có nghề.

Nghề trồng nấm thu tiền triệu/ngày

Trung tâm Dạy nghề huyện Gia Bình được thành lập năm 2007, mỗi một năm dạy từ 15 đến 20 lớp, mỗi lớp 30 đến 35 học viên. Trung tâm đào tạo một số các ngành nghề đáp ứng nhu cầu LĐNT như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng nấm, thủ công mỹ nghệ, may công nghiệp... Thông qua các khoá đào tạo, hầu hết các học viên đều có tay nghề khá, tìm được việc làm tại các DN và cơ sở SX. Đặc biệt, đối với LĐNT tham gia lớp dạy nghề, được nâng cao kiến thức, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào SX, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Ông Hồ Thế Thuật, Trưởng phòng Đào tạo TT Dạy nghề huyện Gia Bình cho biết: “Với phương châm nông dân cần nghề gì dạy nghề đó, trong năm qua trung tâm đã đào tạo được hàng ngàn lao động, đa số có việc làm sau khi học. Đơn vị luôn hướng vào các ngành nghề thu hút nhiều lao động và các nghề có thế mạnh của địa phương, đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”.

Trong các nghề do trung tâm đào tạo, rõ nét nhất là nghề trồng nấm. Cuối năm 2010 lớp trồng nấm đầu tiên được khai giảng. Không chỉ đào tạo nghề tại lớp, trung tâm còn lấy hộ gia đình làm điểm thực tập và trình diễn mô hình. Do vậy người dân không chỉ tiếp thu nhanh các kiến thức đã học tập mà còn thấy được hiệu quả thực tế ngay trong quá trình SX. Đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành 3 vùng SX nấm tập trung tại các xã Thái Bảo, Xuân Lai và Đông Cứu. Trong đó có gần 200 hộ và 1 HTX chuyên SX các loại nấm ăn và nấm dược liệu.

Để minh chứng hiệu quả đào tạo nghề, chúng tôi đến thăm gia đình ông Trần Xuân Cẩm, thôn Phú Thọ, xã Xuân Lai. Sau 3 tháng được đào tạo, tham quan các mô hình, ông Cẩm đã nắm rõ kỹ thuật, bắt tay vào trồng nấm quy mô nhỏ. Đến nay ông đã làm chủ một cơ sở trồng nấm và ung dung ngồi đếm tiền triệu mỗi ngày.

Ông Cẩm nhớ lại: “Gia đình có mấy sào ruộng muốn làm thêm không có việc. Năm 2010, nghe tin xã có mở lớp học trồng nấm tôi đăng ký liền. Sau 3 tháng học nghề ở trung tâm, tôi mạnh dạn trồng nấm quy mô nhỏ. Qua SX cho thấy hiệu quả từ nấm cao hơn tất cả các cây mà gia đình đã trồng. Trong khi đó, trồng nấm bỏ vốn ít nhưng cho thu nhập cao”.

Khác với ông Cẩm, ông Nguyễn Văn Khui, thôn Thủ Pháp, xã Quỳnh Phú thoát nghèo nhờ nghề trồng cây cảnh. “Nhà có mấy sào ruộng làm không đủ ăn. Gia đình phải kiếm nghề để tăng thêm thu nhập. Khi tham gia lớp học trồng cây cảnh, tôi được chỉ dạy tận tình. Sau 2 năm rót vốn triển khai, đến nay vườn cây cảnh của tôi có giá trị vài trăm triệu”.

Theo thống kê của TT Dạy nghề huyện Gia Bình, số lượng người dân qua đào tạo học nghề thì đều đạt hiệu quả 70- 75%, trong đó trồng nấm đạt đến 80%. Theo kế hoạch của UBND huyện Gia Bình, năm 2012 trung tâm sẽ mở thêm hai nghề mới là trồng nghệ xen canh thôn Ngăm Mạc (xã Lãng Ngâm) và khôi phục hồi nghề đúc giác đồng ở xã Quỳnh Phú.

Đào tạo còn chồng chéo

Ông Hồ Thế Thuật chia sẻ: Hiện đào tạo nghề cho nông thôn còn một số vướng mắc, chồng chéo lên nhau như công tác đào tạo nghề từ cơ sở đến huyện mạnh ai nấy làm. Đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ… cũng tham gia chương trình đào tạo nghề, chất lượng thì không đạt như mong muốn. Các trung tâm dạy nghề đều được trang bị đầy đủ phương tiện và đội ngũ giáo viên được đào tạo chuyên sâu, trong khi các tổ chức đoàn, hội không mấy nơi được đầu tư cơ sở vật chất, thường chỉ dạy suông (?).

“Có những hội mở lớp dạy nghề vài ba ngày, bà con đi học nhưng không có nghề. Có những nông dân đi học nhưng nghĩ lợi trước mắt, mỗi buổi học được mấy chục nghìn đồng. Họ đến hội trường ngồi và cuối buổi lĩnh tiền về. Sự có mặt của họ để cho đủ số lượng, sau đó lập hồ sơ chứng từ gửi lên cấp trên”, ông Thuật tâm sự.

Về công tác đào tạo nghề cho LĐNT, theo ông Thuật, đáng nói nhất là nhận thức của người dân trong việc học nghề. Họ chưa hiểu đúng và trúng với mục đích đề án của Chính phủ, nên dẫn đến tình trạng mở lớp đào tạo nghề nhưng hiệu quả đem lại rất thấp. “Việc đào tạo nghề cho nông thôn phải chắc ăn. Đã đào tạo thì nông dân phải có nghề, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, học xong bà con không làm được”, ông Thuật thẳng thắn.

Ông Thuật lo lắng, có một nghề được đào tạo nhưng làm ra sản phẩm lại không bán được. Cuối năm 2009, đầu 2010 huyện triển khai ngành nghề mây tre đan XK. Sau khi đào tạo, huyện thành lập HTX mây tre đan XK Toàn Phong (xã Giang Sơn). Thời gian đầu HTX này ăn nên làm ra, nhưng về sau không xuất được sản phẩm nên lâm vào bế tắc. Mặc dù đã học hỏi liên kết giao thương với nhiều nơi nhưng không thể phát triển được, bởi nghề này thu nhập thấp. Mây tre đan chỉ dành cho người ngoài độ tuổi lao động, còn độ tuổi mười tám đôi mươi, sức dài vai rộng thì họ không làm.

BOX:

"Đào tạo nghề trồng nấm theo chương trình quy định là 3 tháng. Tuy nhiên có loại nấm thì trồng vào mùa đông, có loại trồng trong mùa hè. Nên khoá học mở ra chỉ học phần lý thuyết còn thực hành thì không thể. Để lớp dạy đầy đủ thì phải mở lớp học cả mùa đông lẫn mùa hè. Trong khi kinh phí thì hạn hẹp nên người dân chỉ học được cách trồng một số loại nấm thông thường", ông Thuật nói.

ĐẮC THÀNH

ảnh:

Ảnh 1: Mỗi buổi học trồng nấm của bà con huyện Gia Bình

Ảnh 2: Người dân thực hành trồng cây cảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

07032012155003.JPG

07032012155005.JPG

Xem thêm
Vùng thủy sản trù phú ở 'tọa độ lửa'

QUẢNG BÌNH Khi cầu Gianh nối liền hai bờ sông thay cho những chuyến phà, bà con xã Bắc Trạch tiến ra vùng 'tọa độ lửa' năm nào, biến những hố bom thành vùng nuôi thủy sản.

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối nhiều ngày, ngư dân khốn đốn

Thiết bị giám sát hành trình mất kết nối khiến ngư dân như ngồi trên đống lửa. Nhiều chủ tàu cập cảng tại Quảng Trị rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất